Thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào [Mới nhất 2023]

Hệ thống pháp lý Việt Nam có hai văn bản pháp luật quy định bao quát các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đó là Luật đầu tư 2020 và  Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành các điều khoản trong Luật đầu tư 2020. Trong phạm vi bài viết này, Siglaw sẽ chỉ đề cập đến các quy định đối với nhà đầu tư Việt Nam khi làm thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào, theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay.

Hình thức đầu tư chính cho nhà đầu tư nước ngoài tại Lào

Pháp luật Lào chấp nhận các hình thức đầu tư chính dành cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang quốc gia này như sau:

+ Thành lập tổ chức kinh tế. Xem chi tiết: Thủ tục thành lập công ty tại Lào
+ Hình thức hợp đồng
+ Góp vốn, mua cổ phần của công ty đang hoạt động tại Lào
+ Mua bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá hoặc đầu tư thông qua quỹ đầu tư
+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật Lào. Xem chi tiết tại bài viết: 05 Hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào

Thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào [Mới nhất 2023]
Thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào [Mới nhất 2023]

Một số lưu ý về phân cấp quản lý đầu tư sang Lào

Các trường hợp thuộc thẩm quyền Quốc hội chấp thuận chủ trương: dự án có vốn trên 20.000 tỷ đồng, dự án có những đề xuất, yêu cầu áp dụng cơ chế đặc biệt cần Quốc hội quyết định.

Các trường hợp thuộc thẩm quyền thủ tướng chính phủ: Các dự án thuộc các lĩnh vực đặc thù có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh truyền hình có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên. Các dự án khác ngoài dự án trên có vốn từ 800 tỷ đồng trở lên. 

Các trường hợp không nằm trong hai phân cấp quản lý trên thì không cần xin chấp thuận chủ trương ra nước ngoài.

Thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào

Để có thể xin cấp dự án đầu tư tại Lào, nhà đầu tư Việt Nam ngoài việc phải xử lý các thủ tục pháp lý tại quốc gia đầu tư, còn phải thực hiện các nghĩa vụ và xin phép đầu tư đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền tại Việt Nam. Sau khi được chấp thuận, mới được quyền đầu tư. Về quy trình đầu tư, cơ bản có thể thực hiện như sau:

Bước 1, Làm thủ tục đăng ký xin cấp chứng nhận đầu tư sang Lào – Thủ tục này được tiếp nhận và xử lý hồ sơ bởi Bộ KHĐT

Bước 2, Sau khi được chấp thuận, nhà đầu tư Việt Nam cần thực hiện việc đăng ký giao dịch ngoại hối ( Việc này để đảm bảo tương thích loại tiền khi chuyển vốn đầu tư sang Lào)

Bước 3, Khi hoàn thành đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư Việt Nam có thể chuyển vốn sang Lào để thực hiện dự án đầu tư.

Về cơ bản, nhà đầu tư cần nắm được quy trình và thủ tục triển khai theo các bước trên, tuy nhiên, nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài, cần hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam, có đủ năng lực tài chính ( thông qua hoạt động chứng minh năng lực tài chính) để đầu tư, hoạt động đầu tư nằm trong khuôn khổ pháp luật Lào cho phép, không thuộc danh mục ngành nghề bị hạn chế, cấm đầu tư. Nhà đầu tư cũng đặc biệt cần lưu ý đối với một số dự án đầu tư sang Lào bắt buộc phải có hồ sơ pháp lý chứng minh địa điểm thực hiện dự án như sản xuất, chế biến, các dự an xây dựng, bất động sản, khảo sát, tham dò và khai thác khoáng sản, các hoạt đông đầu tư liên quan đến nông-lâm nghiệp…

Một số chú ý khi đầu tư tại Lào

Nhà đầu tư chuyển khoản vốn bằng ngoại tệ có giá trị tương đương từ 20 tỷ đồng trở lên, cần xin ý kiến bằng văn bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Thời gian để Bộ KHDT cấp chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư Việt Nam là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối, Bộ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Các hoạt động liên quan đến trình tự, thủ tục thẩm định, cấp, điều chỉnh, châm dứt đầu tư do chính phủ quy định.

Về hồ sơ, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý các loại sau:

Thứ nhất, chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm văn bản xin đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Thứ hai, bộ tài liệu chứng minh về tư cách pháp lý của nhà đầu tư ( cá nhân à hộ chiếu, pháp nhân là đăng ký doanh nghiệp…)

Thứ ba, bộ hồ sơ gồm quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư

Thứ tư, Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ, hoặc một văn bản cam kết về việc thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép theo quy định pháp luật.

Cuối cùng, trường hợp nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong những ngành nghề có điều kiện, nhà đầu tư cần nộp bộ hồ sơ gồm văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc đáp ứng được các điều kiện đầu tư sang Lào, theo hệ thống pháp luật có liên quan.

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, quy trình thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào được quy định khá rõ ràng và minh bạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Việt Nam khi nghiên cứu và mong muốn mở rộng đầu tư phát triển tại thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển như Lào hiện nay.

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238