Thủ tục mở phòng khám tai mũi họng

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay, dưới sự quan tâm, cùng với nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đi cùng với sự phát triển đó không thể phủ nhận được sự đóng góp lớn của ngành y tế. Nhưng, để phòng khám được cấp phép hoạt động là điều không dễ, kèm theo đó là rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt do đây là ngành đặc thù, liên quan trực tiếp đến tính mạng cũng như sức khỏe của con người nên chịu sự kiểm soát vô cùng mạnh mẽ từ các cơ quan. Qua bài viết này, Công ty luật Siglaw sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến thủ tục mở phòng khám Tai Mũi Họng dành cho các bác sỹ muốn thành lập phòng khám chuyên khoa về Tai Mũi Họng.

Điều kiện mở phòng khám Tai Mũi Họng

Căn cứ quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, một phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng được cấp giấy phép hoạt động khi phòng khám đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phòng khám chuyên khoa tai mũi họng
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ
  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động)

Điều kiện quan trọng đầu tiên khi có nhu cầu mở phòng khám chuyên khoa tai mũi họng là về yếu tố nhân sự, người chịu trách nhiệm của phòng khám tối thiểu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật. Sau đó, phòng khám cần phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động nhằm đủ điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động.

Thủ tục mở phòng khám tai mũi họng
Thủ tục mở phòng khám tai mũi họng

Điều kiện về nhân sự

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tai mũi họng phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có tham gia thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

Về Cơ sở vật chất

 Xây dựng và thiết kế:

– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

– Phòng khám phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.

– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant;

– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thiết bị y tế

– Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký;

– Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Phạm vi hoạt động chuyên môn

Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mở phòng khám tai mũi họng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tai mũi họng gồm có:

(1) Đơn đề nghị cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh Tai – Mũi – Họng;

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của phòng khám;

(3) Chứng chỉ hành nghề (bản sao) của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

(4) Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

(5) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám Tai Mũi Họng;

(6) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

(7) Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn, trong đó đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thủ tục mở phòng khám tai mũi họng

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tai mũi họng được quy định cụ thể tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cụ thể:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Đơn vị muốn mở phòng khám cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tai mũi họng và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

Cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền;
  • Nộp qua đường bưu điện;
  • Nộp qua Cổng dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

Cơ quan cấp giấy phép hoạt động sẽ tiến hành tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;

  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động.
  • Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
  • Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Bước 4: Cấp Giấy phép hoạt động

Giấy phép hoạt động phòng khám tai mũi họng được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.

Để được tư vấn một cách toàn diện và giải đáp thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty luật Siglaw:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238