Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động

Trong bối cảnh các nước hợp tác hữu nghị, đầu tư phát triển, giao lưu văn hóa thì  việc xuất khẩu lao động đã và đang mở ra cơ hội mới cho hàng triệu người lao động Việt Nam cũng như phát triển thị trường lao động toàn cầu. Nhưng đặt lên bàn cân là vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động. Cùng với nhu cầu tăng của thị trường, việc hiểu rõ quy định pháp lý và thủ tục thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động trở nên vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra linh hoạt và đúng quy định.

Sau đây, qua bài viết “Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động?” Công Ty Luật Siglaw sẽ giúp giúp bạn đi sâu vào việc phân tích quy định pháp lý về việc thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động tại Việt Nam.

Khái niệm về xuất khẩu lao động

Tại thời điểm hiện tại, Pháp luật không có quy định cụ thể nào về “xuất khẩu lao động”. Thay vào đó, khái niệm này được hiểu là việc “chuyển người lao động Việt Nam sang làm việc tại quốc gia khác”. Đây là một hình thức hoạt động kinh tế liên quan đến việc cung cấp dịch vụ lao động tại nước ngoài. Dựa theo nghĩa đen, doanh nghiệp trong nước thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động bằng cách chuyển người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc dựa trên các hợp đồng có thời hạn ngắn hoặc dài để đáp ứng nhu cầu lao động tại quốc gia đó.

Cung cấp dịch vụ chuyển người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc dựa trên hợp đồng là một ngành kinh doanh có điều kiện và chỉ doanh nghiệp trong nước có Giấy phép hoạt động dịch vụ chuyển người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc mới được thực hiện.

Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động
Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động

Điều kiện cần đáp ứng để kinh doanh xuất khẩu lao động

Để đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu hoạt động được mô tả trong Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 cũng như Điều 4, 5, 6 của Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

Về thành viên, chủ sở hữu, và cổ đông, tất cả đều phải là nhà đầu tư trong nước. Do đó, chỉ công ty trong nước có chủ sở hữu, thành viên, và cổ đông là nhà đầu tư trong nước mới được phép tiến hành kinh doanh xuất khẩu lao động. Công ty ngoại quốc không được phép đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này.

Về vốn điều lệ và ký quỹ, doanh nghiệp phải sở hữu vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện việc ký quỹ 2 tỷ đồng trong một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hợp pháp tại Việt Nam.

Về phôi diện theo pháp luật, đại diện cần là công dân Việt Nam với bằng đại học trở lên và ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Về nhân viên nghiệp vụ, doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ lượng nhân viên chuyên môn. Cần ít nhất 1 người chịu trách nhiệm thực hiện công việc và phù hợp với một trong những yêu cầu sau: Tốt nghiệp đại học trở lên trong các khoa như pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, hoặc kinh doanh; hoặc có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động 2024

Đối với nhà đầu tư mong muốn kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, họ phải tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và lao động, cụ thể bao gồm nhiều bước sau:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Đầu tư phải đăng ký thành lập doanh nghiệp tuân theo Luật Doanh nghiệp 2020. Các hình thức kinh doanh có thể chọn là công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH, hay doanh nghiệp tư nhân. Khi lựa chọn, đầu tư cần chú ý đến việc chọn tên, trụ sở doanh nghiệp và kiểm tra nếu có điều kiện nào không thỏa mãn Luật Doanh nghiệp 2020. Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp có thể đăng ký mã ngành nghề “78302” về “cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
  • Bản sao của giấy tờ pháp lý liên quan như các giấy tờ pháp lý của tổ chức, cá nhân là thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi mà chủ doanh nghiệp muốn đặt trụ sở chính.

Ngay sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho người nộp hồ sơ một Giấy biên nhận. Kế tiếp, họ sẽ kiểm tra và nhập toàn bộ thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là đúng và chính xác vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thỏa mãn các yêu cầu tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khia được cấp Giấy chứng nhận.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày từ ngày công khai. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi mà doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký.

Các nội dung công bố bao gồm các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 5: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho công ty.

Bước 6: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Ngay sau khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp không được phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động mà cần phải thực hiện quy trình xin cấp giấy phép để hoạt động dịch vụ trung gian lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thẩm quyền: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sẽ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp, bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các yêu cầu quy định, theo Điều 12 của Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

Về trình tự thực hiện, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tới Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  • Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ có nghĩa vụ xem xét và cung cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Nếu không cấp giấy phép, sẽ phải trả lời bằng văn bản và ghi rõ lý do.
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ đăng tải Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trụ sở chính của công ty xuất khẩu lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp phép.
  • Cuối cùng, doanh nghiệp cần niêm yết công khai bản sao của Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp.

Trên đây là bài viết “Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động?”, cá nhân/tổ chức có thể hiểu được quy trình đầy đủ và điều kiện cần thiết để thành lập một công ty tư vấn xuất khẩu lao động. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý thành lập công ty cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới công ty luật Siglaw qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238