Quyết định hoà giải thành tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Quyền sử dụng đất đai là một tài sản có giá trị lớn và việc giải quyết sẽ có nhiều phức tạp bởi tính chất đất đai thuộc về sở hữu của nhà nước.

Do vậy nhà nước luôn khuyến khích các bên có thể đối thoại và hòa giải với nhau. Có thể là các bên tự hòa giải, tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất, hòa giải tại tòa án …. Quyết định công nhận hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những căn cứ có giá trị pháp lý để giải quyết tranh chấp đất đai.

Các hình thức hòa giải thành tranh chấp đất đai

Hòa giải có hai hình thức lớn: hòa giải ngoài tòa án và hòa giải trong tòa án. Trong lĩnh vực đất đai thì thủ tục tiền tố tụng (một trong các điều kiện để khởi kiện tại tòa án) sẽ phái có bước tiến hành hòa giải. Hòa giải ngoài tòa án có 03 hình thức:

– (1) Tự hòa giải: các bên có mâu thuẫn với nhau tự hòa giải với nhau

– (2) Hòa giải tại cơ sở: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, đó là hình thức mà hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp tại thôn, làng, xóm, ấp

– (3) Hòa giải tại UBND cấp xã: các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã để hòa giải.

Việc hòa giải tại tòa án được thực hiện theo Bộ luật TTDS 2015 và Luật hòa giài đối thoại tại Tòa án năm 2020.

Chỉ trong trường hợp hòa giải thành, các bên đi đến thống nhất và thỏa thuận chung và yêu cầu công nhận sự hòa giải thành đó thì Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định công nhận hòa giải tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên có hòa giải thành, nhưng không yêu cầu công nhận hoặc sự hòa giải đó có yêu cầu công nhận nhưng không được tòa án công nhận thì sẽ không có giá trị pháp lý để tiến hành thi hành án….

Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được quy định tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, còn với hòa giải thành ngoài Tòa án thì điều kiện công nhận được quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự 2017.  

Quyết định hoà giải thành tranh chấp đất đai
Quyết định hoà giải thành tranh chấp đất đai

Thủ tục ra quyết định hoà giải thành tranh chấp đất đai

Thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 363, 364, 365 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu: Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày,

Bước 2: Xem xét đơn yêu cầu

Bước 3: Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bước 4: Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định pháp luật.

Thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án

Bước 1: Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.

Bước 2: Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:

Bước 3: Hết thời hạn quy định nêu trên, thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Trường hợp không có đủ điều kiện thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Để có thêm thông tin quy định về quyết định công nhận hòa giải tranh chấp đất đai, Quý khách vui lòng liên hệ công ty luật Siglaw:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238