Phân biệt Visa với Hộ chiếu

Khi chuẩn bị cho một chuyến đi nước ngoài hoặc quá trình di cư đến một quốc gia khác, hai thuật ngữ phổ biến thường được nhắc tới nhiều lần là “visa” và “hộ chiếu”. Mặc dù có vẻ như chúng có liên quan đến nhau, nhưng thực tế, hai loại tài liệu này có những chức năng và mục đích hoàn toàn khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa visa và hộ chiếu không chỉ giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm phổ biến mà còn là bước đầu tiên quan trọng trong việc chuẩn bị cho một hành trình quốc tế một cách thuận lợi, suôn sẻ và dễ dàng. Sau đây, hãy cùng Siglaw tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại tài liệu này thông qua bài viết dưới đây.

Phân biệt so sánh Visa với Hộ chiếu

Phân biệt Visa với Hộ chiếu
Phân biệt Visa với Hộ chiếu

Về Khái niệm

  1. Thuật ngữ “visa” bắt nguồn từ tiếng Latinh “charta visa” có nghĩa là tấm giấy đã được xem xét, nó phản ánh sự chấp thuận của nhà nước đối với một người nước ngoài nhập cảnh vào quốc gia của họ. Trong tiếng việt, “visa” được gọi với cái tên chính thức là thị thực. Theo khoản 11 điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 thì thị thực là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
  2. Theo khoản 3 điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thì hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Phân loại

  1. Thông thường, có 3 loại thị thực phổ biến: thị thực nhập cảnh, thị thực xuất cảnh, thị thực quá cảnh. Đối với thị thực nhập cảnh còn được chia thành: thi thực du lịch, thị thực thăm thân, thị thực công tác, thị thực du học.
  2. Hộ chiếu cũng được chia thành 3 loại là: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao. Hoặc hộ chiếu cũng có thể phân chia thành: hộ chiếu trắng (là hộ chiếu chưa từng nhập cảnh nước ngoài) hoặc hộ chiếu thường (là hộ chiếu đã từng nhập cảnh ra nước ngoài và có dấu xuất nhập cảnh).

Đối tượng

  1. Khác với thị thực là loại giấy thông hành được cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh hoặc quá cảnh vào Việt Nam thì hộ chiếu được cấp cho người Việt Nam, có giá trị chứng minh nhân thân, quốc tịch.
  2. Hộ chiếu có giá trị tương đương chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân

Thời hạn

Tuỳ thuộc vào loại thị thực mà sẽ có thời hạn khác nhau, cụ thể:

  • Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày;
  • Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày;
  • Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá180 ngày;
  • Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm;
  • Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm;
  • Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm;
  • Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

Giống với thị thực, mỗi loại hộ chiếu cũng sẽ có thời hạn khác nhau, nhưng để được cấp hộ chiếu, hãy đảm bảo rằng thời hạn hộ chiếu phải dài hơn thời hạn của thị thực dự định xin cấp ít nhất là 30 ngày. Thời hạn của từng loại hộ chiếu cụ thể như sau: 

  • Hộ chiếu phổ thông cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn là 10 năm và không được gia hạn;
  • Hộ chiếu phổ thông cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn là 05 năm và không được gia hạn;
  • Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn;
  • Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 đến 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

Thứ tự cấp

  1. Hộ chiếu với có giá trị pháp lý tương đương với CMND/CCCD do đó, đây là tài liệu cần có để được cấp thị thực, không có hộ chiếu thì sẽ không được cấp thị thực vì thị thực thường được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu.
  2. Thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tuỳ theo quy định của từng quốc gia. Tuy một số quốc gia có cấp thị thực rời nhưng thị thực luôn phải đi cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục liên quan.

Trên hết, sự hiểu biết và phân biệt chính xác giữa visa và hộ chiếu không chỉ là vấn đề hành chính mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của một chuyến đi hoặc quá trình di cư. Bằng cách nắm vững thông tin về hai loại tài liệu này, chúng ta có thể tự tin hơn trong việc chuẩn bị cho một hành trình quốc tế và tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm mới mẻ trên mọi miền đất nước.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về sự khác biết giữa thị thực (hay còn gọi là visa) với hộ chiếu. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về việc cấp thị thực hay hộ chiếu, xin hãy liên hệ với Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238