1 Số điều cần biết về đầu tư thành lập công ty tại Lào

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia đầu tư sang Lào nhiều nhất, chỉ đứng sau Trung Quốc và Thái Lan. Lào là một quốc gia đặc thù, không có vị trí giáp biển, các lợi thế về hạ tầng còn nhiều hạn chế và trình độ lao động còn chưa cao. Việc lựa chọn đầu tư sang Lào cần có nhiều lưu ý và phải có những kiến thức hiểu biết về thị trường sâu sắc, để đảm bảo tỷ suất đầu tư an toàn nhất. Bởi vậy, nhà đầu tư Việt Nam cần nắm rõ 1 số điều cần biết về đầu tư thành lập công ty tại Lào trong bài viết này:

1 Số điều cần biết về đầu tư thành lập công ty ở Lào

1 Số điều cần biết về đầu tư thành lập công ty tại Lào
1 Số điều cần biết về đầu tư thành lập công ty tại Lào

Về điều kiện đầu tư

Hiện nay chính phủ Lào ban hành danh mục các ngành nghề hạn chế đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư cần nắm bắt rõ ràng các ngành nghề bị cấm để đảm bảo hiểu biết đầu tư và có lựa chọn thị phần, thị trường và lĩnh vực kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu.

Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống điện, đường, cầu và cơ sở vật chất còn chưa được hoàn thiện, mặt bằng lao động còn hạn chế về mặt kỹ năng, có thể nói Lào là một quốc gia còn nhiều khó khăn nhất trong khu vực Đông Nam Á. 

Về mặt văn hoá

Người dân Lào ưa thích những hoạt động mang tính truyền thống, những nét đặc trưng của họ như các nền văn hoá mỹ thuật với các hoa văn độc đáo, các kiến trúc, hệ thống gốm mang đậm bản sắc riêng. Và người dân Lào cũng rất nhiều lễ hội truyền thống. Về mặt bằng chung, họ chưa có xu hướng khao khát bứt phá hay say mê công việc nhiều như người dân ở một số quốc gia láng giềng khác. Họ ưu chuộng sự yên bình và cuộc sống nhẹ nhàng. Mật độ dân số còn thưa, nên khả năng đáo ứng lao động tại thị trường Lào so với các quốc gia lân cận là chưa cao.

Về quy định pháp luật

Luật doanh nghiệp của Lào có quy định rõ 03 loại hình doanh nghiệp chủ yếu, đó là mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty liên doanh. Ở Lào vẫn tồn tại loại hình doanh nghiệp tư nhân, nhưng loại hình này chiếm thị trường ít hơn so với các phân khúc doanh nghiệp khác. Nhà đầu tư nước ngoài về cơ bản vẫn có xu hướng lựa chọn mô hình đầu tư là công ty TNHH bởi loại hình doanh nghiệp này, chính phủ Lào có những chính sách ưu đãi thuế và các ưu đãi ngành nghề nhất định, thậm chí, về giới hạn chịu trách nhiệm cũng nằm trong phạm vi vốn góp, nên nhà đầu tư có thể khá chủ động trong việc kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư sang Lào nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường đầu tư sang Lào, kế sau đó chính là Thái Lan, với nguồn lực đầu tư dồi dào tại đây. Việt Nam đang chiếm vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng tổng vốn đầu tư, tuy nhiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đầu tư sang quốc gia này bởi những lợi thế về mặt địa lý, văn hoá, chính trị và xã hội giữa hai quốc gia khá gần gũi và thân thiết.

Về chủ trương thu hút đầu tư của chính phủ Lào

Chính phủ Lào đang không ngừng tháo gỡ những rào cản pháp luật, những hạn chế trong kinh doanh trước đây thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Họ đã có những mặt chủ động tích cực nhất định, như ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia lân cận láng giềng, chủ động các giao lưu, hợp tác từ vi mô đến vĩ mô. Họ cũng nhận thấy một số các quy định pháp luật trước đây không còn phù hợp và chủ động tháo gỡ. Đã củng cố nền giáo dục và tập trung gia tăng trình độ lao động bằng cách tăng cường các hoạt động du học cho sinh viên tới các quốc gia phát triển hơn, thu hút nhập khẩu các chuyên gia cao cấp nước ngoài, và không ngừng học hỏi sự tiến bộ, phát triển của các quốc gia lân cận.

Về xu hướng đầu tư

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang Lào chủ yếu tập trung phát triển và đầu tư các lĩnh vực nhiều tiềm năng như lĩnh vực nông nghiệp( tập trung phát triển các giống cây trồng, các chế phẩm sinh học, hệ thống thức ăn chăn nuôi…), các lĩnh vực như du lịch, các nền văn hoá cổ xưa, các ngành nghề liên quan đến năng lượng, thuỷ điện, hoạt động về công nghệ thông tin…

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu dẫn đầu thị trường đầu tư sang Lào không thể không kể đến các ông lớn như Unitel, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, dự án thuỷ điện Xekaman 3, dự án đường dây tải điện, dự án chế biến muối mỏ ka-li, dự án trồng cây cao su và cây công nghiệp…

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Việt Nam đã đưa tổng vốn đầu tư sang thị trường Lào lên đến hơn 5 tỷ USD. Đây là một con số đầu tư lớn, không giống như trước đây, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào ít nhiều đều có dính vốn nhà nước, thì hiện nay, khối doanh nghiệp tư nhân chủ động trong xu hướng đầu tư ngoại, dốc vốn sang thị trường Lào đáng kể.

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238