Đầu tư sang Lào nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Khác với các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp Việt Nam. Các loại hình doanh nghiệp tại Lào cũng mang những đặc trưng riêng, các quy định về loại hình mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nền tảng và kế thừa về hình thức hoạt động và bản chất loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức nhất định.

Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp tại Lào, chính phủ Lào quy định rất rõ ràng tính chất và cơ sở của từng loại hình công ty ở đây là khác nhau, nhà đầu tư Việt Nam cần hiểu biết rõ để lựa chọn phân khúc đầu tư ra nước ngoài và loại hình doanh nghiệp để có quyết định lựa chọn đầu tư tại Lào đúng đắn, tối ưu và tiết kiệm nhất.

TOP 3 loại hình doanh nghiệp nên đầu tư tại Lào

Đầu tư sang Lào nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?
Đầu tư sang Lào nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Có ba loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Lào, cụ thể như sau:

Công ty TNHH – loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất

Thực tế đã cho thấy rằng công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất dành cho các nhà đầu tư Việt Nam khi lựa chọn đầu tư sang Lào. Có hai loại hình đầu tư TNHH, dựa vào mức vốn đầu tư tối thiểu, cụ thể như sau:

  • Loại hình công ty TNHH có vốn điều lệ tối thiểu 650USD. Đối với mức vốn này, công ty phải chỉ định ít nhất 01 giám đốc và 01 cổ đông thuộc bất kỳ quốc gia nào, không bị giới hạn bởi công dân Lào.
  • Loại hình công ty TNHH có vốn điều lệ thấp nhất là 6100USD. Đối với mức vốn này, pháp luật doanh nghiệp Lào cũng quy định về số lượng cổ đông tối thiểu là 7, trong đó phải có ít nhất 01 giám đốc. Việc góp vốn phải được thực hiện 50% ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, phần còn lại có thể góp dần sau đó nhưng không quá 2 năm sau ngày thành lập. Trong số 7 cổ đông trên, có thể có cổ đông người Lào, hoặc nhà đầu tư Việt Nam, hoặc nhà đầu tư nước ngoài khác.

Các nhà đầu tư khi lựa chọn tham gia hoạt động loại hình doanh nghiệp này sẽ có một số lợi thế nhất định như sau:

  • Được hưởng các chế độ thuế suất ưu đãi
  • Cũng giống như công ty TNHH Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này tại Lào cũng không ràng buộc trách nhiệm cá nhân nào đối với các chủ đầu tư sau khi họ hoàn thành các nghĩa vụ góp vốn theo quy định pháp luật Lào. Nghĩa là, các cổ đông cũng chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp mà mình đã đăng ký ban đầu.
  • Nhà đầu tư Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư 100% vốn Việt Nam khi đầu tư sang Lào, hoặc có thể lựa chọn phương án cho phép đối tác là công ty lào được sở hữu một phần vốn. Xem thêm: Thủ tục xin cấp dự án đầu tư tại Lào

Công ty cổ phần – mô hình này cũng được đầu tư khá phổ biến tại Lào

Để hoạt động trong công ty cổ phần của Lào, nhà đầu tư Việt Nam có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế tại Lào, có thể thực hiện như góp vốn, mua cỏ phần vào công ty đã được thành lập và đang hoạt động tại Lào. Đáng chú ý là có hai loại công ty cổ phần tại Lào, đó là công ty cổ phần phổ thông và công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn.

Bản chất của công ty cổ phần phổ thông là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa ít nhất hai nhà đầu tư, nhằm mục đích huy động vốn, cùng mục tiêu hoạt động kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. Hồ sơ & Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Lào

Công ty liên doanh – mô hình này không phổ biến lắm đối với nhà đầu tư Việt Nam

Mục đích của loại hình doanh nghiệp này là nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư Lào hoặc nhà đầu tư nước khác cùng đồng sở hữu kinh doanh. Mối quan hệ pháp lý được ràng buộc bởi hợp đồng ký kết giữa các bên. Tuy nhiên, nhà đầu tư là các bên trong liên doanh phải đảm bảo tối thiểu mức vốn 30% trên tổng mức đầu tư của doanh nghiệp. Các phương án tài chính thực hiện phải được chuyển đổi sang tiền Lào – đảm bảo tuân thủ pháp luật tài chính của Lào.

Một loại hình kinh doanh nữa được pháp luật Lào công nhận, đó là loại hình doanh nghiệp tư nhân. Loại hình này hạn chế chủ đầu tư, chủ sở hữu chỉ có một người duy nhất đứng vốn và đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về những khoản nợ của doanh nghiệp nếu có trong suốt quá trình hoạt động.

Giám đốc của doanh nghiệp tư nhân có thể là chủ doanh nghiệp hoặc có thể thuê một người ngoài ( điều này khá tương đồng với mô hình doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay). Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân này cần sử dụng nhiều giám đốc, thì chủ doanh nghiệp cần lựa chọn ra một người đứng danh tổng giám đốc, người này sẽ được quyền thay mặt công ty để thực hiện các hoạt động ký kết các hợp đồng kinh doanh.

Thông qua toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh tại Lào, đến thời điểm hiện tại có thể thấy, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều sự an toàn và được hưởng các cơ chế ưu đãi từ chính phủ Lào nhiều nhất. Nhà đầu tư Việt Nam ngày càng có những lựa chọn ưu tiên hơn, hướng tới những ngành nghề được hỗ trợ ưu đãi nhiều từ chính phủ nước bạn. Trên cơ sở đồng thuận cùng hợp tác, cùng phát triển bền vững, hữu nghị giữa hai quốc gia.

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238