Nhận con nuôi là một việc làm nhân đạo khi nhận những trẻ em cơ nhỡ, mồ côi cha mẹ hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Việc nhận con nuôi không chỉ diễn ra với những người dân trong nước mà có thể ra khỏi phạm vi quốc gia. Hiện nay, nhiều người nước ngoài muốn nhận con nuôi tại Việt Nam nhưng điều này đòi hỏi họ phải đạt được những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật Việt Nam. Qua bài viết dưới đây, Siglaw sẽ đưa những thông tin liên quan khi người nước ngoài muốn nhận con nuôi tại Việt Nam.
Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Cụ thể được phân chia thành các trường hợp sau:
- Người Việt nam định cư ở nước ngoài cùng người nước ngoài thường trú ở nước cũng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi ở Việt Nam
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh với các trường hợp: (1) Là cha dượng, mẹ kế; (2) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột; (3) Có con nuôi là anh, chị,em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; (4) Trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo; (5) Là người nươc ngoài làm việc, học tập tại Việt Nam thời gian ít nhất là 1 năm.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
Điều kiện để người nước ngoài được nhận con nuôi
- Chỉ cho làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước
- Theo thứ tự thì người nước ngoài được nhận con nuôi sau thứ tự ưu tiên cho Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột và công dân Việt Nam thường trú trong nước
- Đáp ứng pháp luật tại nơi người nước ngoài nhận con nuôi sinh sống và điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên
- Có điều kiện về sức khoẻ kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
- Có tư cách đạo đức tốt
Trình tự, thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam
Hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài
Các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp dduwojc miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các giấy tờ, tài liệu được yêu cầu cung cấp:
- Đơn xin nhận con nuôi
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt nam
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân
- Tài liệu chứng minh nếu thuộc trường hợp nhận con nuôi đích danh
(Ngoại trừ Đơn xin nhận con nuôi; Tài liệu chứng minh trường hợp con nuôi đích danh thì các loại giấy tờ còn lại do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận cho)
Trình tự nộp hồ sơ
- Hồ sơ được lập thành 2 bản
- Nếu nhận con nuôi đích danh, người nhận nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Nếu có lí do chính đáng mà không thể đến nộp thì có thể uý quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ cho hoặc gửi qua đường bưu điện (gửi bảo đảm)
- Nếu không phải là con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi thường trú tại nước mà là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam sẽ nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi qua tổ chức con nuôi của nước đó (đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam); nếu nước đó không có tổ chức được cấp phép tại Việt Nam thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp sau đó Cục Con nuôi sẽ gửi cho Sở Tư pháp xem xét
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và tiến hành lấy ý kiến. Nếu đủ điều kiện sau khi xác minh thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi về cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp
Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp kiểm tra, xử lý hồ sơ của người nhận nuôi:
- Nếu hết thời hạn tìm gia đình thay thế cho trẻ em, không có người trong nước nào đủ điều kiện thì chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp, nơi trẻ em thường trú để xem xét, giới thiệu con nuôi
- Trường hợp con nuôi đích danh: chuyển hồ sơ về Sở nơi người được giới thiệu là con nuôi thường trú để UBND xem xét
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở, UBND tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và gửi thông báo đến người nhận nuôi. Trong thời hạn 60 ngày thì người nhân nuôi phải có mặt tại VIệt Nam để trực tiếp nhận con.
Bước 5: Giao nhận con nuôi. Cục Con nuôi của Bộ Tư pháp gửi quyết định đến Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em đã được nhận làm con nuôi.
Trên đây là tư vấn của Siglaw về “NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN CON NUÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM”, nếu quý khách có bất kì thắc mắc về nội dung trên hoặc muốn được tư vấn toàn diện, vui lòng liên hệ Công ty luật Siglaw
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw