Ly hôn và tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng không nắm rõ được các quy định pháp luật về vấn đề này. Dẫn tới khi ly hôn, thường gặp rất nhiều khó khăn, mơ hồ và không biết phải phân chia tài sản và quyền nuôi con như thế nào cho đúng quy định pháp luật. Dưới đây là một số nội dung tư vấn của Siglaw về vấn đề “Ly hôn, phân chia quyền nuôi con, tài sản chung”
Các trường hợp ly hôn
Có hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
Thuận tình ly hôn
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp nếu vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn:
Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, nuôi con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết theo pháp luật.
Trong trường hợp thuận tình ly hôn vợ chồng có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi hai vợ chồng đang cư trú.

Đơn phương ly hôn
Trường hợp này, phải có căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng. Dẫn đến việc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới giải quyết ly hôn.
Có thể nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú. Việc phân chia tài sản chung và nuôi con sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT– TANDTC- VKSND- BTP.
Tài sản chung khi ly hôn có thể được chia theo thỏa thuận.
Nếu không thỏa thuận được và một trong hai bên hoặc cả hai người có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình bằng cách chia đôi nhưng tính đến các yếu tố:
– Hoàn cảnh của gia đình và vợ, chồng như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… Căn cứ vào tình hình thực tế, bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia nhiều hơn…
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung này. Bên có công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Dù vậy, việc bảo vệ này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của người còn lại;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng: Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy…
Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài việc chia đôi, tòa án còn căn cứ vào các yếu tố nêu trên.
Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Việc nuôi con sau khi ly hôn thường sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt, từ đó Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con. Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
- Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;
- Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến Ly hôn và phân chia quyền nuôi con, tài sản chung. Nếu bạn còn những vấn đề cần giải đáp liên quan đến hôn nhân gia đình và các quy định pháp luật khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: 6G4 Đường Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, HCM.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw