Lưu ý khi đầu tư thành lập công ty/doanh nghiệp tại Lào

Hiện nay, chính phủ Lào rất quan tâm việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tính đế thời điểm hết năm 2022, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Lào chiếm hơn 50%, tập trung chủ yếu ở các nguồn vốn đầu tư ODA và các quỹ quốc tế hỗ trợ phát triển đất nước.

Lưu ý mối quan hệ thân thiết Lào – Việt Nam

Lào cũng chủ trương đầu tư mối quan hệ thân thiết trong hợp tác hữu nghị với Việt Nam, chủ động triển khai các chính sách kinh tế, pháp luật dựa trên mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia. Chính phủ Lào cũng khẳng định luôn có những ưu đãi đặc biệt dành cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tìm hiểu và mong muốn đầu tư sang Lào.

Mặc dù thể hiện thiện chí và tháo gỡ những khó khăn của nhà đầu tư khi tìm hướng đầu tư sang Lào, đất nước này cũng gặp khó khăn ở một số mặt, như:

Thứ nhất, về lao động – Mặt bằng kỹ năng về trình độ lao động của Lào còn thấp, thậm chí còn có những quy định hạn chế lao động nước ngoài là 10%. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận thị trường và nâng cao chất lượng tay nghề cho người bản địa.

Thứ hai, về hiểu biết chính xác bản chất của Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về Hiệp định này, nhầm tưởng về tỷ lệ ưu đãi thuế, dẫn đến khi triển khai thực tiễn mới nắm bắt được sự việc và có sự điều chỉnh thì đã ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh ban đầu.

Thứ ba, thủ tục của Lào còn nhiều hạn chế, chưa triển khai các mạng lưới công nghệ và điện tử vào hệ thống, dẫn đến còn mất nhiều thời gian và công sức của nhà đầu tư. Xem thêm:  1 Số quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Lào

Lưu ý khi đầu tư thành lập công ty/doanh nghiệp tại Lào
Lưu ý khi đầu tư thành lập công ty/doanh nghiệp tại Lào

Lưu ý ngành nghề cấm đầu tư thành lập công ty/doanh nghiệp tại Lào

Ngoài những hạn chế đó, chính phủ Lào còn cấm 36 ngành nghề kinh doanh, không áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, chỉ cho phép nhà đầu tư trong nước, tập trung ở các lĩnh vực sau:

  • Các hoạt động kinh doanh liên quan đến lâm sản, gỗ
  • Ngành dệt, thêu dệt các hoa văn truyền thống của Lào
  • Ngành nghề về đan, dệt, đối với ngành thêu lụa và các hoa căn cổ độc đáo
  • Các sản phẩm từ gỗ, các dụng cụ thủ công như mây, sơm, đan lát có các tạo hình cổ mang bản sắc dân tộc
  • Ngành in tranh ảnh
  • Các hoạt động sản xuất đồ gốm và sứ thủ công truyền thống
  • Sản xuất thủ công mỹ nghệ đồ trang sức và phụ kiện giả mang tạo hình độc đáo bản sắc dân tộc Lào
  • Ngành điện: bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối công suất lắp đặt từ 15MW trở xuống
  • Các hoạt động liên quan đến đường ống nước, máy nước nóng, điều hòa trong khu đô thị, tòa nhà
  • Dịch vụ thương mại bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy
  • Dịch vụ vận chuyển hành khách
  • Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác (cho phép nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ taxi có tổng đài)
  • Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ
  • Dịch vụ lưu trú ngắn hạn dành cho resort, khách sạn 3 sao trở xuống, nhà ở homstay…
  • Dịch vụ báo chí, tạp chí
  • Dịch vụ in
  • Các dịch vụ liên quan đến ghi âm, hay xuất bản âm nhạc
  • Hoạt động phát sóng radio cho một đài truyền hình cộng đồng
  • Hoạt động quỹ, hoạt động tài chính, kho bạc – không nhận tiền gửi, có thành lập các hợp tác xã tín dụng và gửi tiết kiệm
  • Các hoạt động tín dụng khác như kinh doanh cầm cố tài sản
  • Hoạt động tư vấn kỹ thuật, kiến trúc áp dụng riêng cho các kiến trúc liên quan đến lịch sử, văn hóa Lào
  • Các hoạt động dịch thuật tiếng Lào, ngành nghề liên quan chuyên môn, khoa học và kỹ thuật khác
  • Dịch vụ kinh doanh dịch vụ việc làm
  • Dịch vụ tiếp đón khách trong khu du lịch
  • Dịch vụ dọn vệ sinh các tòa nhà đô thị
  • Dịch vụ giáo dục phát triển tay nghề, kỹ thuật
  • Các dịch vụ giáo dục khác như dạy tiếng Lào cho người nước ngoài
  • Các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe con người ( tập trung ở phân khúc phòng khám tư nhân, tùy đặc điểm khác nhau)
  • Hoạt động sửa chữa giày da
  • Các dịch vụ liên quan đến giặt là cho các sản phẩm dệt may hoặc từ lông thú
  • Các dịch vụ cắt tóc và làm đẹp không xâm lấn
  • Hoạt động liên quan đến dịch vụ tang lễ
  • Dịch vụ sự kiện trang trí event…

Có thể thấy, 36 ngành nghề kinh doanh trên chỉ dành riêng cho công dân Lào nhằm mục đích bảo hộ quyền cạnh tranh đối với người dân Lào, đảm bảo và bảo vệ các nền văn hóa, bản sắc dân tộc Lào, và hỗ trợ tối đa cho việc hoạt động kinh doanh của người dân trong nước. Đối với các ngành nghề bị hạn chế đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể hoạt động hay kinh doanh thành lập công ty tại Lào.

So sánh với danh mục các ngành nghề hạn chế đầu tư của Việt Nam, thì chính phủ Lào đã có danh mục hạn chế lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy, Việt Nam đã có những chính sách mở cửa cởi mở, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo bản lề tốt cho nền tảng phát triển kinh tế trong nước. Tuy vậy, Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ ba về nguồn vốn đầu tư sang Lào, chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan.

5/5 - (2 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238