Lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm (Căn cứ vào Điều 36 Luật Việc làm 2013)

Tổng hợp các lỗi vi phạm trong hoạt động dịch vụ việc làm

Hoạt động dịch vụ việc làm là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để tiến hành cung ứng dịch vụ này, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp do không nắm rõ quy định pháp luật đã chưa đảm bảo, tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

Lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động dịch vụ việc làm
Lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động dịch vụ việc làm

Một số vi phạm trong hoạt động dịch vụ việc của các doanh nghiệp/trung tâm là:

  1. Không thông báo hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định  
  2. Có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm
  3. Tiến hành kinh doanh cung cấp hoạt động dịch vụ việc làm khi chưa và hoặc không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Sử dụng giấy phép dịch vụ việc làm đã hết hạn

Với từng hành vi khác nhau sẽ phải chịu phạt tương ứng theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với hành vi số (1) mức phạt là: 1.000.000 đồng; hành vi số (2) là: 20.000.000 đồng; hành vi (3) mức phạt là: 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng tùy mức độ.

Lưu ý: Riêng với hành vi (3) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc đơn vị cung cấp phải hoàn lại cho người lao động khoản tiền đã thu. Trên đây là một số hành vi vi phạm trong hoạt động dịch vụ việc làm và được quy định, quản lý rõ ràng.

Trong lĩnh vực việc làm, mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì trong nghị định 28/2020/NĐ-CP đã nêu rất rõ các hành vi vi phạm:

  1. Vi phạm về tuyển quản lý lao động:
  2. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
  3. Vi phạm quy định về thử việc
  4. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
  5. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
  6. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
  7. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
  8. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
  9. Vi phạm quy định về tiền lương
  10. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  11. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Trong mỗi một quy định vi phạm trên, tùy mức độ, hành vi khác nhau thì sẽ có các mức phạt tương ứng khác nhau, Quý khách hàng có thể xem nội dung chi tiết tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Nếu bạn có thắc mắc nào xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238