Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường. Vậy, đối tượng nào cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hoá chất? Nội dung của kế hoạch cần bao gồm những nội dung gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng những thông tin cần thiết để Quý khách hàng có thể nắm rõ thông tin.

Đối tượng phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục IV phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Bộ Công Thương) thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Thời điểm lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ và điều chỉnh bổ sung theo Khoản 20, Điều 1, Nghị định 82/2022/NĐ-CP.

Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Đối tượng phải xây dựng Biện pháp: Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động. Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

  • Thể thức trình bày, bố cục, nội dung Biện pháp: quy định tại mục I, mục III Phụ lục 6 Thông tư số 32/2017/TT-BCT.
  • Trách nhiệm thực hiện Biện pháp của tổ chức, cá nhân: quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Lưu ý: 

  • Đối với đối tượng phải xây dựng Biện pháp, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý.
  • Trách nhiệm của Sở Công Thương: thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Nội dung cơ bản của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

  • Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
  • Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
  • Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
  • Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
  • Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về vấn đề phòng ngừa này khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới mã ngành, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238