Hợp đồng Repo: Đặc điểm & 1 Số rủi ro khi giao dịch Repo

Hợp đồng Repo tên tiếng anh là Sales and Repurchase Agreement để huy động tài chính trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Đây là một phương thức “dễ” thực hiện vì đơn giản nó là thỏa thuận dân sự giữa hai bên, nhưng nếu các nhà đầu tư cá nhân, không nắm rõ được hết những rủi ro pháp lý có thể xảy ra hoặc nhà đầu tư lựa chọn vào các đối tác có nguy mất thanh khoản, sẽ ôm trọn những rủi ro về mình. Sau đây mời bạn cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu chi tiết về hợp đồng Repo.

Hợp đồng Repo là gì?

Hợp đồng Repo là một dạng hợp đồng dân sự mà các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận rằng bên bán (bên vay) sẽ bán cho bên mua (bên cho vay) một loại tài sản cầ cố để bên mua nhận lại một khoản vay mà họ mong muốn.

Hợp đồng Repo: Đặc điểm & 1 Số rủi ro khi giao dịch Repo
Hợp đồng Repo: Đặc điểm & 1 Số rủi ro khi giao dịch Repo

Dưới góc nhìn của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng Repo có thể gọi là hợp đồng mua bán tài sản với điều kiện chuộc lại, hợp đồng mua bán có điều khoản chuộc lại, hợp đồng chuộc lại,v.v. Dù tất cả những tên gọi nêu trên đều không phải là những thuật ngữ chính thức của Bộ luật dân sự 2015, nhưng chúng đều xuất phát từ bản chất chuộc lại của dạng hợp đồng Repo cũng như quy định tại Điều 454 Bộ luật dân sự 2015 về chuộc lại tài sản đã bán. Vì thế, hợp đồng Repo theo Bộ luật dân sự có thể hiểu ngắn gọn là hợp đồng mà bên mua và bên bán có thỏa thuận chung về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời gian nhất định.

Dưới góc nhìn của thị trường tiền tệ, hợp đồng Repo (hợp đồng mua lại) là hợp đồng mà tổ chức, cá nhân bán chứng khoán (như trái phiếu, cổ phiếu,…) cho bên mua, sau đó cam kết, thỏa thuận sẽ mua lại chứng khoán đó trong tương lai với mức giá cụ thể được xác định trước. Ngoài ra, Repo còn là hình thức cho vay ngắn hạn (dưới 2 tuần) đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay, trong đó chứng khoán được bên mua (bên cho vay) dùng làm vật bảo đảm đối với người bán (bên vay) nếu bên bán không thanh toán được nợ khi tới hạn.

Dưới góc nhìn tài chính, hợp đồng Repo bản chất là một dạng nghiệp vụ phái sinh biến thể từ các nghiệp vụ cho vay thông thường có bảo đảm và đang rất thịnh hành trên hầu hết các thị trường tài chính lớn trên thế giới.

Dưới góc nhìn của pháp luật Hoa Kỳ, với hệ thống pháp luật theo Bang và Liên bang, giao dịch bằng hợp đồng Repo là một nghiệp vụ kinh doanh quỹ tiền tệ liên Bang phổ biến trong thị trường tiền tệ liên ngân hàng của Hoa Kỳ. Hợp đồng Repo cũng được Hoa Kỳ định nghĩa là một giao dịch ngắn hạn mà một bên vay tiền mặt từ bên kia bằng cách cầm cố đảm bảo tài chính làm tài sản thế chấp. Một loạt những thay đổi về quy định trong những năm 1980 đã khiến thị trường repo trở thành một nguồn tài trợ ngắn hạn hấp dẫn cho các nhà kinh doanh mới nhằm nâng cao vị thế của họ khi đi vay chính phủ Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang, các tập đoàn và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của cơ quan liên bang. Sau này, repo trở thành nguồn tài trợ để một bên cho vay và đầu tư vào các loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp có thanh khoản kém.

Dưới góc nhìn của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hợp đồng Repo là thỏa thuận mua lại các khoản tiền sẵn có ngay lập tức thông qua việc bán chứng khoán với sự cam kết của người bán (người vay) sẽ mua lại chúng vào một thời điểm sau đó. Giao dịch tương tự theo góc nhìn của bên mua (bên cho vay) được gọi là thỏa thuận Repo ngược (Reverse Repo).

Đặc điểm hợp đồng Repo

Thời hạn thực hiện quyền chuộc lại

Theo BLDS năm 2005 quy định bên bán và bên mua thỏa thuận nhưng luật giới hạn là không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm giao tài sản. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 hiện hành đã sửa đổi về chuộc lại tài sản đã bán thì thời gian chuộc lại phụ thuộc hoàn toàn vào thoả thuận của hai bên, trường hợp không có thoả thuận thì luật mới đưa giới hạn chuộc lại một năm đối với động sản và năm năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm giao tài sản. Hay như so sánh với hợp đồng mua bán với điều kiện dùng thử, bên mua cần có một thời gian nhất định để quyết định có mua tài sản đó hay không thì ngược lại trong hợp đồng mua bán với điều kiện chuộc lại, bên bán cần một thời hạn để quyết định có bán tài sản đó hay không. Cho nên “điều kiện chuộc lại” của hợp đồng có tính chất quyết định đến việc người bán có đồng ý bán tài sản hay không và điều kiện này chính là điểm đặc trưng của hợp đồng mua bán tài sản với điều kiện chuộc lại so với các hợp đồng khác.

Giá chuộc lại tài sản

Giá chuộc lại không phụ thuộc vào giá bán ban đầu mà được xác định theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại nếu bên bán và bên mua không có thỏa thuận khác. Cụ thể hơn, giá chuộc lại tài sản sẽ được tính là:

Giá chuộc lại tài sản = Giá trị vay ban đầu + lãi suất.

Về lãi suất cho vay, theo Bộ luật dân sự 20015, lãi suất trong các giao dịch dân sự sẽ không được vượt quá 20%/năm. Mặt khác, các tổ chức tín dụng như Ngân hàng không chịu giới hạn về mức lãi cho vay là 20%/năm, mà sẽ tuân theo quy định về lãi suất cho vay trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi năm 2017). Ví dụ như tại Quyết định 1125/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 06 năm 2023, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô)chỉ là 4,0%/năm. Giả sử, bên môi giới chứng khoán bán cho ngân hàng 1000 mã VNM để đổi lấy 100 triệu VNĐ và vay trong thời gian là 1 tuần, với lãi vay là 1%/tuần. Khi bên môi giới tới ngân hàng để “chuộc” lại 1000 mã VNM, họ sẽ phải trả 100 triệu + 1 triệu = 101 triệu VNĐ. Ngược lại, nếu bên môi giới không trả lại khoản vay và lãi trong thời hạn đã thỏa thuận, thì tài sản sẽ thuộc toàn quyền sở hữu của ngân hàng.

Thêm vào đó, trong thời hạn chuộc lại bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý, nhưng nếu bên bán không thực hiện “quyền” chuộc lại tài sản (bao gồm không muốn chuộc lại hoặc không có khả năng chuộc lại) thì hợp đồng mua bán đương nhiên được coi như có hiệu lực tại thời điểm giao kết và quyền sở hữu đối với tài sản mua bán sẽ vĩnh viễn chuyển sang cho bên mua.

Chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện hợp đồng Repo

Trong hợp đồng Repo, quyền sở hữu đối với tài sản được bán (gọi tắt là “tài sản bảo đảm”) cũng được công nhận cho bên mua, đồng thời bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản đó trong thời hạn chuộc lại. Tuy nhiên, điều kiện chuộc lại cũng có hạn chế về quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản này. Cụ thể, trong thời hạn chuộc lại bên mua không được xác lập bất kỳ giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho chủ thể khác nào nếu giao dịch này ảnh hưởng đến quyền chuộc lại tài sản của bên bán. Đây là điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 cho phép các chủ sở hữu tạm thời “ bên mua” được thực hiện các giao dịch như cho thuê, thế chấp, cầm cố,.v.v. nhưng không được chuyển quyển sở hữu tài sản bảo đảm cho bất kỳ bên nào khác. Thêm vào đó, bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản bảo đảm này.

Rủi ro trong hợp đồng Repo

Dù cho hợp đồng Repo là một trong những hoạt động được cho là đem lại rủi ro thấp nhất, nhưng trên thực tế, một số rủi ro mà hợp đồng Repo đem lại vẫn có thể xảy ra kể cả khi chứng khoán vẫn ổn định. Trong đó, có thể chia rủi ro của hợp đồng Repo thành hai loại chính là rủi ro về tín dụng và rủi ro về thị trường.

Rủi ro tín dụng khi giao dịch Repo

Rủi ro tín dụng đề cập đến khả năng một bên trong giao dịch sẽ không thực hiện nghĩa vụ của họ khi kết thúc hợp đồng, và gây rủi ro cho bên còn lại. Ví dụ như, nhà đầu tư Y sử dụng 1 triệu USD trái phiếu có mức tín nhiệm cao làm tài sản bảo đảm cho hợp đồng Repo với doanh nghiệp X để vay một khoản tiền 1 triệu USD trong thời hạn 03 tháng. Khi tới thời hạn phải hoàn trả khoản vay, nếu nhà đầu tư Y không thể mua lại số trái phiếu trên, doanh nghiệp X hoàn toàn có thể giữ tài sản này. Tuy vậy, nếu lãi suất thị trường trái phiếu tăng cao sau khi hợp đồng Repo được ký, giá trị thị trường của trái phiếu sẽ giảm, nói cách khác, doanh nghiệp X sẽ phải chấp nhận rủi ro trái phiếu bị mất giá trị. Ngược lại, nếu giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên, nhà đầu tư Y sẽ chịu rủi ro rằng việc thu lại số trái phiếu nêu trên sẽ cao hơn mức bán ban đầu.

Nguyên nhân chính của những rủi ro là sự thất bại của người mua trong việc giành quyền kiểm soát các chứng khoán cơ bản, cho phép bên đại lý (bên thứ ba) sử dụng chứng khoán cơ bản trong nhiều giao dịch. Nói cách khác, có chi phí giao dịch chuyển nhượng chứng khoán để thành lập hợp đồng repos, nhưng trên thực tế không có sự chuyển giao chứng khoán. Những thỏa thuận này mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng rủi ro ngầm cũng cao hơn. Trong số các “repo không giao hàng” này, phổ biến nhất là “repo ba bên”, trong đó một người giám sát độc lập (bên đại lý) chịu trách nhiệm cho cả người vay và người cho vay. Tuy nhiên, việc sử dụng “hóa đơn đến hạn” hoặc “repo thư”, trong đó đại lý giữ quyền kiểm soát chứng khoán của người mua, là phổ biến. Hơn nữa, trong một số trường hợp, bên mua nghĩ rằng họ đang giao dịch với đại lý, nhưng sự thật là họ đang giao dịch với một chi nhánh (mất khả năng thanh toán).

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng và tránh tổn thất đáng kể, nhà đầu tư phải luôn biết đến đại lý. Quan trọng hơn, họ phải sắp xếp “repos giao hàng”, để giành quyền kiểm soát chứng khoán, hoặc sắp xếp một người giám sát để giữ chúng. Từ quan điểm của người vay, kiến thức về đại lý cũng rất quan trọng, vì anh ta có thể phải chịu lỗ trong trường hợp đại lý không thể đáp ứng nghĩa vụ bán lại của mình.

Những thất bại gần đây của các đại lý chứng khoán chính phủ đã đưa ra ánh sáng các hoạt động gian lận của các đại lý và khuấy động cuộc tranh luận về sự cần thiết phải có thêm quy định của ngành chứng khoán chính phủ. Một số ủng hộ nhiều quy định hơn trên thị trường để tránh những thất bại bổ sung và để bảo vệ các nhà đầu tư chống lại các đại lý thiếu vốn và vô đạo đức. Những người khác nhấn mạnh hồ sơ thuận lợi của thị trường chứng khoán chính phủ và kết quả là sự gia tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh và đổi mới có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quy định. FRB ủng hộ một số hình thức quy định tối thiểu, đủ để ngăn chặn sự lạm dụng hơn nữa nhưng không đến mức làm giảm sức mạnh và tính năng động của thị trường. Sau thất bại năm 1985, Hệ thống Dự trữ Liên bang bắt đầu cung cấp một chương trình giáo dục để thông báo cho các nhà đầu tư về những rủi ro liên quan đến giao dịch repo và các biện pháp bảo vệ chống lại những rủi ro này, để giúp giảm khả năng thua lỗ trong tương lai.

Một số dự luật đã được giới thiệu tại Quốc hội Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề quy định trong thị trường chứng khoán chính phủ. Sau 18 tháng tranh luận tại Quốc hội, GSA đã được ban hành vào năm 1986, lần đầu tiên thiết lập một hệ thống liên bang để điều tiết thị trường chứng khoán chính phủ. GSA yêu cầu Bộ trưởng Tài chính “thông qua các quy tắc và quy định liên quan đến trách nhiệm tài chính, bảo vệ chứng khoán và quỹ của nhà đầu tư, lưu trữ hồ sơ, báo cáo và kiểm toán các nhà môi giới và đại lý chứng khoán chính phủ”. Các quy định của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng nên bao gồm việc lưu ký chứng khoán chính phủ do các tổ chức lưu ký nắm giữ.

Mục tiêu của chương trình quản lý mới là tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư vào chứng khoán chính phủ trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn, thanh khoản và hiệu quả của một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các quy tắc và quy định phải tính đến tầm quan trọng của thị trường chứng khoán chính phủ đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa tại Hoa Kỳ. Sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với các cơ quan quản lý liên bang khác, các bên bị ảnh hưởng, và các hiệp hội thương mại và nghề nghiệp, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phát triển một bộ quy tắc và quy định, được xuất bản vào tháng 7 năm 1987, bao gồm đăng ký, yêu cầu vốn tối thiểu cho các đại lý và kiểm tra hoạt động của các đại lý, đặc biệt là các thỏa thuận giám sát.

Những thất bại gần đây của các đại lý cũng đã làm dấy lên cuộc tranh luận đáng kể về tình trạng pháp lý của repos. Một số bên bị ràng buộc về mặt pháp lý để coi repos là mua và bán, nhưng nói chung các giao dịch repo được coi là một thỏa thuận tài chính, hoặc một phương tiện vay và cho vay ngắn hạn có bảo đảm, tương tự như khoản vay thế chấp. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng trong trường hợp của Bevill, Bresler &; Schulman, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York “đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng các giao dịch repo và repo ngược được cấu trúc và nên có hiệu lực pháp lý khi mua và bán. “Đặc điểm của người mua hoặc người cho vay là chủ nợ có bảo đảm hoặc không có bảo đảm là đặc biệt quan trọng trong trường hợp người bán hoặc người vay phá sản, vì nó sẽ xác định liệu chứng khoán có thể được xử lý bởi người cho vay hay không. Tuy nhiên, các phán quyết của tòa án liên quan đến thủ tục phá sản đã thay đổi trong giai đoạn 1982-85, và câu hỏi về tình trạng pháp lý của repos vẫn chưa được giải quyết. Quy mô của thị trường repo làm cho cuộc chiến pháp lý này trở nên quan trọng hơn.

Rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính

Dù hoạt động Repo chứng khoán đã được nhiều công ty chứng khoán hoặc các bên môi giới triển khai mạnh, nhưng tính pháp lý vẫn chưa thực sự được thiết lập một cách rõ ràng. Việc không tuân theo một quy tắc pháp lý chung nào dẫn đến hệ quả tranh chấp, rủi ro thị trường, phương hại cho nhà đầu tư (đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm). Một số rủi ro của hoạt động này như sau:

Gây rủi ro tăng ảo giá chứng khoán: Việc thực hiện Repo trong đầu tư chứng khoản có thể được xem như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư lớn sẽ đẩy giá ảo bằng cách tận dụng nguồn tiền chiếm dụng từ các công ty chứng khoản để tiến hành repo cổ phiếu của mình, sau đó mua tiếp cổ phiếu khiển trị giá cổ phiếu bị đẩy lên cao liên tục. Giống như vụ việc đẩy giá ảo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á vào giai đoạn 2006-2012 giúp ngân hàng này tăng vốn gấp 6 lần (từ 500 tỷ lên 3.098 tỷ đồng) chỉ trong thời gian hơn 04 năm. Các cổ đông, quỹ đầu tư, công ty đi vay vốn ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á để góp vốn vào ngân hàng khác, khiến vốn của ngân hàng tăng quá nhanh, nhưng chủ yếu lại là vốn ảo, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Đặc biệt, nếu khối lượng giá chứng khoán ảo càng lớn thì sẽ càng ảnh hưởng và tạo ra cung cầu ảo, dẫn đến hoạt động đầu tư bị méo mó, phương hại đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Đây cũng là thủ đoạn mà nhiều bên sử dụng để trục lợi và gây lũng đoạn thị trưởng.

Repo gây rủi ro biến động giá: Rủi ro biển động giá hiện hữu và gây thiệt hại cho nhà đầu tư khi thị trưởng chứng khoán bắt đầu diễn biến ảm đạm. Khi thị trường giảm, nhà đầu tư sẽ không mua lại chứng khoán cam kết, khi đó, dẫn đến viễn cảnh các công ty chứng khoản phải hoàn toàn chịu ôm luôn phần tài sản bị mất giả. Để có thể thu hồi vốn, công ty chứng khoán phải tiến hành buộc bản phần chứng khoán cầm cổ ra ngoài thị trường Việt Nam. Chính vì thế, cảng tạo nên làn sóng bán tháo diện rộng trên thị trường chứng khoán.

Rủi ro biển động giá còn thể hiện rõ ở khía cạnh khi sức khoẻ của các doanh nghiệp trong nước lao dốc. Ví dụ điển hình, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 đã gây thiệt hại cho nhiều công ty và dẫn đến tình trạng thua lỗ khiến thị giá chứng khoản liên tục giảm mạnh, khi đó, các hợp đồng Repo không thể được tất toán, rủi ro phải gánh chịu bởi rất lớn lên nhà đầu tư và các công ty chứng khoán.

Để giảm thiểu rủi ro giá trị trường của chứng khoán giảm, nhà đầu tư cần yêu cầu ký quỹ đủ để tự bảo vệ bản thân khỏi biến động thị trường, cũng như theo dõi giá trị của chứng khoán.

Bài viết này được tham khảo từ:

  1. Nguyễn Phương Thảo, Hợp đồng mua bán tài sản với điều kiện chuộc lại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, 2017 https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=13/99/40/&doc=139940620221705927120190467936059684137&bitsid=870bcbd2-c397-40ee-84c1-fad8cfb21279&uid=
  2. Đỗ Văn Độ, Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ, 2012. http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFqWqsUqUC2013.1.1&e=——-vi-20–1–img-txIN-H%e1%bb%a3p+%c4%91%e1%bb%93ng+repo——#
  3. Viral v. Acharya and T. Sabri Oncu, The Dodd-Frank Act and the New Architecture of Global Finance, Regulating Wall Street, http://ndl.ethernet.edu.et/bitstream/123456789/14594/1/85-Viral%20V.%20Acharya.pdf#page=329
  4. Hợp đồng Repo, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-minh/ly-thuyet-tai-chinh/hop-dong-repo-hop-dong-repo/30973185
  5. https://www.elibrary.imf.org/display/book/9781557751591/ch024.xml
Tư vấn miễn phí: 0961 366 238