Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì?

Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, việc quản lý và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến hóa chất trở thành một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vậy hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ phân tích khái niệm hoạt động hóa chất trong công nghiệp theo pháp luật Việt Nam. 

Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì?

Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là toàn bộ các quy trình và hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng và xử lý hóa chất nhằm hỗ trợ và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất công nghiệp, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường.

Theo quy định của Luật hóa chất, hoạt động hóa chất được hiểu là các hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất. 

Khi hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, cá nhân, tổ chức cần phải hết sức lưu ý do một số hóa chất thuộc các trường hợp sau sẽ thuộc nhóm hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp, cụ thể:

  • Chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; 
  • Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp mà không bị hạn chế sản xuất và thuộc các nhóm phân loại được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. 
Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì?
Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì?

Điều kiện để hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

Đối với hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau để có thể sản xuất, kinh doanh hóa chất:

Về điều kiện sản xuất: 

  • Tổ chức, cá nhân phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất 
  • Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
  • Các đối tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc quản lý, giám sát, hoặc làm việc với hóa chất trong các cơ sở sản xuất phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

Về điều kiện kinh doanh:

  • Tổ chức, cá nhân phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh.
  • Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật
  • Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ
  • Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất
  • Các đối tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc quản lý, giám sát, hoặc làm việc với hóa chất trong các cơ sở kinh doanh phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

Xem thêm:

Mẫu tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất

Nhập khẩu hóa chất về Việt Nam để bán cần xin giấy phép gì?

Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất: Hồ sơ & Thủ tục

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

 Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp GCN đủ điều kiện hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp:

  • Tổ chức hoặc cá nhân cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ và gửi qua một trong các phương thức sau: Đường bưu điện; Gửi trực tiếp hoặc Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
  • Hồ sơ được gửi đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Bước 2: Xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận sẽ thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân về yêu cầu bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

  • Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức hoặc cá nhân.
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận: Sở Công thương phải gửi văn bản trả lời, nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Trên đây là một số những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238