Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế là một giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất được xem là có nguy cơ cao hoặc tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh quốc gia. Điều này nhằm đảm bảo rằng việc sản xuất, kinh doanh hóa chất được thực hiện một cách an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Vậy hóa chất hạn chế là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì để được xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Hóa chất hạn chế là gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh là:
– Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
– Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
+ Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;
+ Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;
+ Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;
+ Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.
Bảng danh mục các loại hóa chất hạn chế kinh doanh
STT |
Tên hóa chất |
Số CAS |
Bộ quản lý chuyên ngành |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Amiton: O,O-Dietyl S-[2-(dietylamino) etyl]phosphorothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng | 78-53-5 | Bộ Công Thương |
2 |
PFIB: 1,1,3,3,3-Pentafloro-2-(triflorometyl)-1-propen | 382-21-8 | |
3 |
BZ: 3-Quinuclidinyl benzilat (*) | 6581-06-2 | |
4 |
Các hóa chất, trừ các chất đã được liệt kê tại Bảng 1, chứa 1 nguyên tử phospho liên kết với một nhóm metyl, etyl hoặc propyl (mạch thẳng hoặc nhánh) nhưng không liên kết thêm với các nguyên tử các bon khác | ||
Ví dụ. Metylphosphonyl diclorit Dimetyl metylphosphonat | 676-97-1 756-79-6 | ||
Ngoại trừ Fonofos: O-Etyl S-phenyl etylphosphonothiolothionate | 944-22-9 | ||
5 |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphoramidic dihalit | ||
6 |
Các hợp chất Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidat | ||
7 |
Arsenic triclorit | 7784-34-1 | |
8 |
2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid | 76-93-7 | |
9 |
Quinuclidin-3-ol | 1619-34-7 | |
10 |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetyl-2-clorit và các muối proton hóa tương ứng | ||
11 |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-2-ol và các muối proton hóa tương ứng ngoại trừ: | ||
N,N-Dimetylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng | 108-01-0 | ||
N,N-Dietylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng | 100-37-8 | ||
12 |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-2-thiol và các muối proton hóa tương ứng | ||
13 |
Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyetyl) sulfit | 111-48-8 | |
14 |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol | 464-07-3 | |
15 |
Phosgene: Carbonyl diclorit | 75-44-5 | Bộ Công Thương |
16 |
Cyanogen cloride | 506-77-4 | |
17 |
Hydrogen cyanide | 74-90-8 | |
18 |
Chloropicrin: Trichloronitrometan | 76-06-2 | |
19 |
Phosphorus oxyclorit | 10025-87-3 | |
20 |
Phosphorus triclorit | 7719-12-2 | |
21 |
Phosphorus pentaclorit | 10026-13-8 | |
22 |
Trimetyl phosphit | 121-45-9 | |
23 |
Trietyl phosphit | 122-52-1 | |
24 |
Dimetyl phosphit | 868-85-9 | |
25 |
Dietyl phosphit | 762-04-9 | |
26 |
Sulfur monoclorit | 10025-67-9 | |
27 |
Sulfur dicloride | 10545-99-0 | |
28 |
Thionyl clorit | 7719-09-7 | |
29 |
Etyldiethanolamin | 139-87-7 | |
30 |
Metyldiethanolamin | 105-59-9 | |
31 |
Trietanolamin | 102-71-6 | |
32 |
Amônium Nitrat (hàm lượng >99,5%) | 6484-52-2 | |
33 |
Nhóm các vật liệu nổ công nghiệp | ||
34 |
Aldrin | 309-00-2 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
35 |
Clordran | 57-74-9 | |
36 |
Dieldrin | 60-57-1 | |
37 |
Endrin | 72-20-8 | |
38 |
Heptachlor | 76-44-8 | |
39 |
Hexaclorobenzen | 118-74-1 | |
40 |
Mirex | 2385-85-5 | |
41 |
Toxaphen | 8001-35-2 | |
42 |
Polychlorinated Biphenyls | 11097-69-1 | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Đối tượng nào cần xin giấy phép kinh doanh hóa chất
Giấy phép kinh doanh hóa chất là loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng hóa chất và các hoạt động liên quan đến hóa chất. Do đó, doanh nghiệp muốn tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác liên quan đến hóa chất đều cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất.
Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất hạn chế
Để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất hạn chế, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
– Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
– Tổ chức, cá nhân, trừ tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 16a của Nghị định 82/2022/NĐ-CP, chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Hóa chất.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất hạn chế
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế |
|
|
Thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất có mất phí không?
Căn cứ tại Thông tư 08/2018, trong biểu mức thu phí trong hoạt động hóa chất mức phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là 1.200.000 VNĐ/giấy chứng nhận (Một triệu hai trăm nghìn đồng).
Hiện nay, Sở Công Thương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Thời hạn của giấy phép kinh doanh hóa chất là bao lâu?
Căn cứ tại Thông tư 17/2022/TT-BCT, thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp là 05 năm. Như vậy, sau mỗi 05 năm, thương nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thực hiện xin cấp lại giấy phép mỗi 5 năm một lần.
Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về Dịch vụ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw