Giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình

Đất đai gắn với con người không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn bởi giá trị tinh thần của họ, vì vậy giải quyết tranh chấp đất đai sẽ động chạm tới nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Nếu giải quyết tranh chấp không tốt sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực của nhân dân lao động. Giải quyết tranh chấp đất đai là một công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự đóng góp nỗ lực của các nhà lập pháp, hành pháp, các ngành, các tổ chức và mỗi cá nhân trong cả nước. Với mong muốn hỗ trợ quý khách hàng trong giải quyết tranh chấp đất đai, Công ty Luật Siglaw với  luật sư có kinh nghiệm hơn 10 năm, các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực pháp lý cung cấp cho các bạn một số nội dung vè quy định giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình.

Địa vị pháp lý của hộ gia đình

Hộ gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế chủ yếu, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, hộ gia đình trở thành chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật đất đai. Như vậy, hộ gia đình là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất. Hộ gia đình gồm những thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ tình cảm, huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, cũng có tên trong hộ khẩu, có hoạt động kinh tế chung và tài sản chung.

Luật đất đai 2013 có quy định về hộ gia đình sử dụng đất cần có 3 yếu tố để coi đó là thành viên hộ gia đình: 1. những cá nhân có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình; 2. đang chung sống; 3. có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình

Các vấn đề chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình

Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích kinh tế, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai. Đó là biện pháp vô cùng quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò của mình trong đời sống xã hội

Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết sự bất đồng, mâu  thuẫn khi xảy ra tranh chấp về đất đai và trên cơ sở đó hồi phục các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật luật về đất đai. Nói đơn giản hơn, giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của nhân dân

Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai:

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường luôn khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân. Nhà nước luôn đề cao vai trò của chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận động nhân dân hòa giải.

Thông qua giải quyết tranh chấp đất đai. nhà nước điều chỉnh các quan hệ pháp luật đất đai cho phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội

Xuất phát từ vị trí quan trọng đặc biệt của đất đai với mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội là góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, phát huy dân chủ của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật đất đai

Thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho hộ gia đình

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong hộ gia đình với nhau, nhưng chủ yếu tranh chấp đất đai đối với hộ gia đình sẽ xảy ra ba trường hợp như sau:

  • Tranh chấp quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình do được thừa kế di sản
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình do mâu thuẫn gia đình
  • Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình do mâu thuẫn sau khi ly hôn giữa vợ và chồng

Vận dụng quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình TRONG THỰC TẾ:

Việc xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nghĩa là xác định thời điểm thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất là vấn đề cần được lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai. Do đó, việc Tòa án xác định được đúng thời điểm giao Quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và những thành viên nào chứng minh được bằng các loại văn bản giấy tờ thì thành viên đó có quyền được hưởng các quyền lợi của mình đối với bất động sản đó.

Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình là căn cứ cho Tòa án giải quyết tranh chấp khi các quan hệ của cá nhân đố đối với hộ gia đình được ghi nhận trong hồ sơ vụ án. Những cá nhân có các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thuộc hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì trong các trường hợp cần thiết Tòa án có thể yêu cầu xác định danh tính thành viên có xuất hiện tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận hay không để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người lcos quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Người trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị Quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất phải được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cần xác định rõ pháp luật tương ứng được áp dụng tại thời điểm giải quyết vụ án, áp dụng luật đất đai cùng năm với khi xảy ra tranh chấp, áp dụng các bôi bộ luật của năm cùng thời điểm xảy ra tranh chấp,…

Ngoài ra cần phải lưu ý về sổ hộ khẩu, mặc dù hiện nay sở hổ khẩu không còn được sử dụng theo quy định chung của pháp luật. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là căn cứ để chứng minh tính hợp pháp về quyền sử dụng đất của chủ hộ. Ngoài ra, khi xem xét sổ hộ khẩu nếu xem xét đến trường hợp nơi thường trú thì không được phép suy luận một cách hiển nhiên là công dân đang sống chung với nhau, cùng nhau sản xuất kinh tế thì được hưởng quyền sử dụng đất. Chỉ có trường hợp đang sống chung tại thời điểm được nhà nước giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng và công nhận quyền sử dụng đất thì mới được tham gia vào tranh chấp đất đai.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Siglaw về Giải quyết tranh chấp đất đai hộ gia đình. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai hộ gia đình, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238