Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hình trên dẫn tới sự nhầm lẫn mục đích hoạt động và chức năng kinh doanh của hai loại hình trên từ đó đưa ra lựa chọn không phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp mình. Vậy sự khác biệt giữa Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Một số điểm giống nhau giữa Địa điểm kinh doanh và Văn phòng đại diện

– Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;

– Không có tư cách pháp nhân;

– Không giới hạn số lượng thành lập;

– Hồ sơ: đơn giản, quá trình thành lập gần như tương đồng,..

– Đều có giấy phép hoạt động riêng

– Thủ tục thành lập và chấm dứt đơn giản

– Hạch toán thuế phụ thuộc

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn

Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?
Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?

Một số điểm khác biệt giữa Địa điểm kinh doanh và Văn phòng đại diện

  Địa điểm kinh doanh Văn phòng đại diện
Khái niệm Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Văn phòng đại diện (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó
Mục đích hoạt động Doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính của của công ty. Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh.
Chức năng kinh doanh Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh. Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty.
Con dấu Có thể có hoặc không có con dấu riêng, tùy theo mục đích sử dụng Không có con dấu riêng
Mã số thuế Có mã số thuế riêng Không có mã số thuế riêng

– Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

– Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Thủ tục chấm dứt  hoạt động Phải thực hiện nghĩa vụ thuế Không phải thực hiện quyết toán thuế
Đặt tên Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

Ví dụ: Nhà hàng BUBU Trần Duy Hưng – Địa điểm kinh doanh công ty …

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”
Ưu điểm – Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, tổ chức hoạt động

– Thủ tục nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm thời gian, giảm các loại chi phí phát sinh và những thủ tục kê khai thuế phức tạp

– Dễ dàng mở tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh thành có chi nhánh/trụ sở chính của công ty, dể dàng đóng cửa hàng mà không tốn thiều chi phí và thủ tục

– Không phải nộp thuế môn bài

– Thành lập dễ dàng và không giới số lượng, tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng

– Không phải nộp thuế môn bài, không nộp báo cáo thuế và các công việc kế toán sổ sách

– Có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đua sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

 

Nhược điểm – Không có tư cách pháp nhân. không có con dấu riêng, không có mã số thuế riêng và không độc lập về tài sản.

Các hoạt động hạch toán, kê khai thuế đầu phải qua công ty mẹ

– Hiện nay, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chưa được cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh nên cũng gây ra khó khăn khi thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.

– Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch. Không có chức năng kinh doanh, không được thực hiện hoạt động ký kết cũng như mua bán trực tiếp.

– Tất cả hoạt động mua bán sản phẩm đều phải được doanh nghiệp quyết định hoặc ủy quyền.

 

 Trên đây là một số các thông tin về Sự khác biệt giữa Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238