Đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra để phục vụ mục đích cụ thể hoặc để được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau, thay vì chỉ được trưng bày hoặc trải nghiệm một cách truyền thống. Cũng chính vì vậy, nhu cầu bảo vệ quyền tác giả và tác phẩm cũng ngày càng được đề cao. Việc tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng là vô cùng cần thiết để tác giả có thể bảo đảm những quyền và lợi ích đối với tác phẩm của mình. Trong bài viết dưới đây, Siglaw sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng về thủ tục đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng. 

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. 

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Theo đó tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là:

– Tác phẩm được thể hiện bởi đường nét. Màu sắc, hình khối, bố cục.

– Có tính hữu ích.

– Có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích.

– Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp

Đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng
Đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng

Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ

Thứ nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép lại tác phẩm của người khác. Tức là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của sự sáng tạo.

Thứ hai, tác phẩm phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học và phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền gồm những loại giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký bản quyền (tờ khai đăng ký quyền tác giả – có mẫu).

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên.

+ Trong nội dung tờ khai thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn

+ Phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký:

  • Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm,
  • Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký.

+ Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.

+ Tờ khai được thực hiện theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.

–  Bản sao tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản).

–  Giấy ủy quyền, hoặc hợp đồng ủy quyền (Nếu có).

–  Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả).

–  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có đồng chủ sở hữu)

–  Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả.

–  Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.

Nội dung những giấy tờ, tài liệu nêu trên trừ bản sao tác phẩm thì đều phải thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo quy định.

Xử lý vi phạm về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với hành vi quy định tại quy định trên.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về thủ tục đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về thủ tục đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới vấn đề bảo hộ quyền tác giả, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238