“Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật dân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và giải quyết tranh chấp đất đai. Sau khi nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai các bên tranh chấp , các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Khi một trong các bên không thi hành nghĩa vụ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy trong những trường hợp nào các tổ chức, cá nhân áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai? Hãy cùng Siglaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trong trường hợp nào thì bị cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai?
Sau khi nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai các bên tranh chấp , các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Khi một trong các bên không thi hành nghĩa vụ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành giải quyết tranh chấp đất đai.
Như vậy, để đưa ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì cần phải có Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Nguyên tắc cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai
Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;
Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Việc quy định về thời gian cưỡng thi hành thể hiện tính nhân văn của nhà làm luật khi tôn trọng thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt cũng như đảm bảo sự minh bạch, công khai, công bằng và đúng pháp luật.
Điều kiện cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp;
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành;
Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về cưỡng chế thi hành giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới việc tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw