Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Thực phẩm chức năng hiện đang là sản phẩm được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn đầu tư, kinh doanh và sản xuất. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh với sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm. Vậy khi cần công bố thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước thì doanh nghiệp phải làm gì? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết khi cần công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước. 

Hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Theo quy định của pháp luật, đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ bao gồm những giấy tờ, văn bản như sau: 

– Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Phiếu này phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. 

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Trình tự đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp thực hiện theo trình tự sau để đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng: 

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ thành phần hồ sơ đã được nêu ở trên. Doanh nghiệp cần lưu ý các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng phải được nộp đến Bộ Y tế.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ. 
  • Trong thời hạn 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ Y tế có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
  • Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ban hành văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
  • Bước 4: Cơ quan tiếp nhận thông báo công khai. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Theo quy định tại Thông tư 67/2021/TT-BTC, mức phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về công bố thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về liên quan đến công bố thực phẩm chức năng, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238