Cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Hiện nay, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có quy định về cơ cấu tổ chức riêng biệt. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật Siglaw sẽ mang đến cho Quý khách hàng những thông tin pháp luật cần biết về cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp hiện hành. 

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là gì?

Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp

Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp đề cập đến cách mà tổ chức được thiết kế và tổ chức bên trong để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và phát triển của nó. Cơ cấu tổ chức bao gồm các yếu tố như cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động, phân chia trách nhiệm và quyền lực, và cách mà thông tin và quyết định được truyền tải trong tổ chức.

Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức.

Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung

So sánh cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai trường hợp sau sau đây:

Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo 2 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của cả hai mô hình trên chỉ bắt buộc nếu chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc 100% vốn điều lệ.

Trường hợp công ty do cá nhân làm chủ sở hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tổ chức quản lý và hoạt động bao như sau, bao gồm:

– Hội đồng thành viên,

– Chủ tịch Hội đồng thành viên,

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Ban kiểm soát:

+ Bắt buộc: Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vớn điều lệ và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc 100% vốn điều lệ.

+ Không bắt buộc: Trường hợp không thuộc loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên như trên thì việc thành lập Ban kiểm soát thực hiện theo quyết định của công ty.

Công ty cổ phần Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Công ty hợp danh Cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý của công ty hợp danh sẽ bao gồm: 

Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên (kể cả các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn).

Doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về cơ cấu của các loại hình doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về loại hình này khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238