Việt Nam đang có hơn 5 triệu hộ kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ, quy mô này đã có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế khu vực. Mặc dù sự phát triển của xã hội, kinh tế trong những năm gần đây đã tạo khoảng cách tăng vọt, và chính phủ cũng chủ trương có các chính sách áp dụng riêng đối với khối các doanh nghiệp, tuy nhiên, số lượng chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp vẫn còn thấp, chiếm tổng lượng rất ít trên thị trường.
Thực trạng hoạt động hộ kinh doanh tại Việt Nam hiện nay
Tính đến hiện tại, chỉ có khoảng 10% số lượng hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, điều này được quyết định bởi nhiều yếu tố như do đặc thù văn hóa khu vực về hoạt động mô hình hộ kinh doanh nhỏ lẻ, do thủ tục hành chính phức tạp, chi phí chuyển đổi cao và người dân vẫn còn hạn chế trong việc nắm bắt các thông tin, kiến thức trong việc vận hành doanh nghiệp. Mặc dù chính phủ đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kinh doanh chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp, nhưng hiệu quả của chính sách này còn nhiều hạn chế, chưa được khai thác hiệu quả và tính khả thi chưa cao.
Nhận định về nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong lộ trình phát triển kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu và đưa ra các phương pháp tối ưu và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong qua trình chuyển đổi, tăng cường hỗ trợ tài chính cho khối doanh nghiệp mới chuyển đổi và nâng cao nhận thức cho các chủ hộ kinh doanh để thúc đẩy tốt hơn quá trình chuyển đổi này.
Nhận định về lợi ích và hạn chế của việc chuyển đổi hộ kinh doanh
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ hộ kinh doanh sẽ đạt được những lợi ích ấn tượng. Như doanh nghiệp sẽ được nâng cao về mặt uy tín và thương hiệu kinh doanh. Doanh nghiệp được chuyển đổi cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực của mình, dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư đáp ứng cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, và đặc biệt, đáp ứng được điều kiện tiên quyết trong việc được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Bên cạnh đó, việc loại hình hộ kinh doanh cũng tồn tại một số hạn chế như chủ hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình. Khi hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh, việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư sẽ bị khó khăn hơn, và việc gia nhập thị trường cũng sẽ khó khăn hơn. Năng lực quản lý của chủ hộ cũng bị hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển xa hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Chủ hộ kinh doanh cần thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, chuẩn bị những hồ sơ pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp và nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bên cạnh đó, khi hoàn thiện các thủ tục đăng ký kinh doanh xong, doanh nghiệp cần chú ý hoàn thiện các hạng mục như đăng ký thuế, đăng ký số lượng lao động, mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Hiện nay, nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, như hỗ trợ về quy trình, thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật và đào tạo doanh nghiệp. Nhiều tổ chức liên tục có các chương trình hỗ trợ chuyển đổi như VCCI, VinaSME, Công ty luật Siglaw… Các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn trong quá trình chuyển đổi và hoạt động kinh doanh của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ Công ty luật Siglaw
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw