Các loại nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Với cơ chế hội nhập thị trường hiện nay, đầu tư ra nước ngoài không chỉ giúp mở rộng thị trường, giao thương giữa các nước mà còn giúp nâng cao cơ hội, hiệu quả kinh doanh. Vậy nguồn vốn hợp pháp để đầu tư ra nước ngoài gồm những loại nào? Mục đích để làm gì? Và có những lưu ý gì khi sử dụng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Hãy cùng Siglaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Mục đích sử dụng vốn đầu tư ra nước ngoài

Vốn này được dùng để góp vốn hoặc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau: 

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài 
  • Tham gia quản lý tổ chức kinh tế nước ngoài mà mình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp 
Các loại nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Các loại nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Phân loại nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

  1. Nguồn hợp pháp của nhà đầu tư
  2. Vốn chủ sở hữu
  3. Vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài
  4. Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư nước ngoài tiếp
  5. Tiền và tài sản hợp pháp gồm:
  • Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép đó theo quy định pháp luật 
  • Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam
  • Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm 
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản
  • Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với nguồn nào?

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phải là vốn chủ sở hữu, trong đó không bao gồm vốn góp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 

Nếu dùng phần vốn góp tăng thêm để đầu tư thì đầu tiên phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó thực hiện thủ tục tăng vốn, góp đủ vốn điều lệ tại Việt Nam. 

Lưu ý trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Khi nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, cần lưu ý đạt điều kiện sau theo đúng quy định pháp luật: 

  • Phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trước (trừ khi nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hoá, máy móc, thiết bị nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ 
  • Nước tiếp nhận đầu tư đã chấp thuận hoặc cấp phép cho hoạt động đầu tư đó. Nếu không có quy định về việc phải cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư từ nước tiếp nhận thì nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước này. 
  • tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam
  • Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ quy định pháp luật. 
  • Thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Như vậy, trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; đã có tài khoản vốn đầu tư mở tại Việt Nam và thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối về đầu tư ra nước ngoài. 

Sau khi đã xác định được mục đích, nguồn vốn muốn lấy để đầu tư nước ngoài; có đủ những giấy tờ yêu cầu như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư có thể làm hồ sơ đăng ký để chuyển vốn, bao gồm:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài 
  • Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư (nêu rõ số tài khoản, ngoại tệ) 
  • Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài
  • Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam

Hồ sơ được nộp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi nhà đầu tư là tổ chức có trụ sở chính hoặc nơi nhà đầu tư là cá nhân đăng ký thường trú. 

Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời hạn 10 ngày làm việc. 

Trong thời hạn 5 ngày làm việc nếu hồ sơ chưa đủ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến ‘‘CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI’’công ty luật Siglaw cung cấp cho quý khách. Nếu Quý khách có thắc mắc gì với nội dung trên hay để được tư vấn miễn phí toàn diện, vui lòng liên hệ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238