Các điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản

Nhà đầu tư Việt Nam nếu muốn đầu tư sang Nhật Bản trước mắt cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật Việt Nam quy định:

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
  2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
  3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bóc tách từng điều kiện mà Điều 60 Luật Đầu tư 2020 quy định, ta có thể hiểu từng điều kiện như sau.

Điều kiện để đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản

Các điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản
Các điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản

Hoạt động đầu tư sang Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2020

Điều này đề cập đến mục tiêu và lợi ích của việc đầu tư sang Nhật Bản. Nhà nước khuyến khích các hoạt động đầu tư này nhằm khai thác và phát triển thị trường, tăng cường khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ và tiếp cận công nghệ hiện đại. Điều này góp phần nâng cao năng lực quản trị và cung cấp nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đồn thời, Luật đầu tư cũng quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư sang Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư 2020, cũng như các quy định khác của pháp luật liên quan và quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh ở Nhật. Họ cũng phải tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan.

Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư sang Nhật Bản và đáp ứng điều kiện với các ngành, nghề đầu tư tại Nhật Bản có điều kiện

Khi đầu tư kinh doanh sang Nhật Bản, các nhà đầu tư cần lưu ý tuân thủ các quy định về các ngành nghề bị cấm, hoặc có điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại điều 6 và điều 53 Luật đầu tư 2020 bao gồm các ngành nghề sau đây:

Theo điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

  1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
  2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Theo Điều 6, các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

  1. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  2. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  3. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  4. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  2. g) Kinh doanh pháo nổ;
  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, điều 54 cũng quy định các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: 

“a) Ngân hàng;

  1. b) Bảo hiểm;
  2. c) Chứng khoán;
  3. d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản”

Theo pháp luật Nhật Bản, một số ngành nghề kinh doanh sau đây nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế đầu tư bao gồm: phát thanh, truyền hình, viễn thông; hàng không, giao nhận hàng hóa ủy thác, vận chuyển nội địa; vũ khí, máy bay, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và các ngành khác có tầm quan trọng chủ yếu đối với an ninh quốc gia. Xem thêm: Lưu ý khi đầu tư tại Nhật Bản

Cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư sang Nhật Bản của tổ chức tín dụng

Cam kết này là một trong những giấy tờ cần thiết để nhà đầu tư có được chấp thuận chủ trương đầu tư và loại giấy tờ để cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Lý do chính để áp đặt yêu cầu này là để đảm bảo quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn và tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư sang Nhật Bản của nhà đầu tư Việt Nam. Bằng cách cam kết thu xếp ngoại tệ, nhà đầu tư phải đảm bảo có đủ nguồn tài chính ngoại tệ để thực hiện các giao dịch và thanh toán liên quan đến hoạt động đầu tư tại Nhật Bản.

Có quyết định đầu tư sang Nhật Bản

Cũng tương tự khoản 3, việc có quyết định đầu tư sang Nhật Bản cũng chính là một yếu tố để nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền xem xét việc phê duyệt dự án đầu tư tại Nhật Bản của nhà đầu tư.

Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư Việt Nam cần có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu muốn đầu tư sang Nhật Bản để đảm bảo tuân thủ quy định thuế của quốc gia. Điều này có các lý do sau đây:

  • Tuân thủ luật thuế: Một trong những nghĩa vụ quan trọng của nhà đầu tư là nộp thuế đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật. Các cơ quan thuế yêu cầu xác nhận văn bản để đảm bảo rằng nhà đầu tư đã thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế trong quá trình kinh doanh và đầu tư.
  • Xác minh thông tin tài chính: Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế cũng giúp cơ quan chức năng xác minh thông tin tài chính của nhà đầu tư. Điều này đảm bảo rằng nhà đầu tư có khả năng tài chính và tuân thủ quy định thuế cần thiết để thực hiện hoạt động đầu tư tại Nhật Bản.
  • Đảm bảo uy tín và đáng tin cậy: Việc có văn bản xác nhận từ cơ quan thuế giúp tăng cường uy tín và đáng tin cậy của nhà đầu tư. Các tổ chức và đối tác kinh doanh quốc tế có thể yên tâm hơn khi hợp tác với nhà đầu tư có văn bản xác nhận từ cơ quan thuế, bởi vì nó chứng tỏ rằng nhà đầu tư tuân thủ luật thuế và có quyền lực hợp pháp để thực hiện hoạt động đầu tư.
  • Điều chỉnh và quản lý rủi ro: Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế cũng giúp cơ quan chức năng điều chỉnh và quản lý rủi ro liên quan đến việc đầu tư tại Nhật Bản. Việc kiểm tra nộp thuế có thể giúp cơ quan thuế và chính phủ đảm bảo rằng các hoạt động đầu tư đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tiếp tục đóng góp vào nguồn thuế của quốc gia.

Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Nhật Bản tại Công ty luật Siglaw

Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn, thực hiện thủ tục đầu tư.

Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, thành lập công ty tại Nhật Bản & hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z trong mọi quy trình. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.

Chi phí: Chi phí đầu tư sang Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để được tư vấn kỹ hơn, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Những điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng khi đầu tư tại Nhật Bản” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238