Các bước giải thể doanh nghiệp FDI

Trên thương trường quốc tế đầy thách thức, doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đôi khi phải đối diện với những biến động lớn và quyết định khó khăn về chiến lược kinh doanh. Việc giải thể doanh nghiệp FDI là một quyết định khó khăn sau khi đã được cân nhắc, suy nghĩ kĩ.

Quá trình giải thể không chỉ là sự đóng cửa một dự án, một doanh nghiệp mà còn là một “cuộc chia tay” của nhà đầu tư nước ngoài và thị trường mà họ đã tham gia. Đôi khi, quyết định giải thể đến từ việc thay đổi chiến lược của doanh nghiệp, tập trung vào thị trường khác hay có thể là việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Cũng có thể nguyên nhân của việc giải thể doanh nghiệp là do tình hình kinh doanh hoặc các chính sách của nhà nước. Sau đây, Siglaw xin chia sẻ tổng quan về các bước trong quá trình giải thể doanh nghiệp FDI theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. Do có yếu tố nước ngoài nên việc thành lập, xin giấy chứng nhận đầu tư đều được thực hiện rất nghiêm ngặt vì các yếu tố liên quan.

Tương tự như vậy, khi một doanh nghiệp FDI có nhu cầu muốn giải thể thì phải thuộc một trong các trường hợp sau theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020: 

  • Khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc đại hội đồng cổ đông công ty;
  • Khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ khi Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Quy trình thủ tục các bước giải thể doanh nghiệp FDI

Các bước giải thể doanh nghiệp FDI
Các bước giải thể doanh nghiệp FDI

Bước 1: Thực hiện chấm dứt dự án đầu tư và trả giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đây là bước đầu tiên để giải thể một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong vòng 15 ngày kể từ khi có quyết định giải thể, Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ chấm dứt dự án đầu tư bao gồm: 

  • Quyết định của Chủ sở hữu về việc chấm dứt dự án đầu tư;
  • Thông báo chấm dứt dự án đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản gốc);
  • Giấy uỷ quyền trong trường hợp Chủ đầu tư uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức khác đi nộp hồ sơ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, nhà đầu tư đem tới Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở để nộp.

Bước 2: Công bố công khai thông tin giải thể

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, quyết định giải thể và biên bản họp của chủ sở hữu/cổ đông công ty FDI phải được gửi đến cho cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thế và người lao động trong doanh nghiệp để họ nắm bắt kịp thời.

Đồng thời, doanh nghiệp FDI phải đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Bước 3: Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Để giải thể doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cần phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế đối với pháp luật và chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế, doanh nghiệp mới có thể thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Hồ sơ thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm: 

  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu;
  • Văn bản đề nghị quyết toán thuế;
  • Công văn của doanh nghiệp đề nghị quyết toán thuế;
  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Thông báo công bố giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định/Nghị quyết giải thể doanh nghiệp của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Nghị quyết/quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần và biên sao biên bản họp;
  • Giấy uỷ quyền trường hợp doanh nghiệp uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức khác đi nộp thay mình.

Sau khi đã chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục Thuế/Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khoảng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan quản lý thuế sẽ ra quyết định chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp FDI.

Bước 4: Đăng ký giải thể và trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp FDI

Cuối cùng, để hoàn thiện việc giải thể một doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cần phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp theo mẫu phụ lục II-22 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
  • Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy uỷ quyền trong trường hợp doanh nghiệp uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức khác đi nộp hồ sơ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên, doanh nghiệp đem tới nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty mình đặt trụ sở. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chấp thuận hồ sơ trong khoảng 180 ngày kể từ khi nhận được quyết định giải thể từ doanh nghiệp.

Ngoài ra, để triển khai áp dụng hiệu quả quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, tăng cường tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bên, doanh nghiệp FDI có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua môi trường mạng điện tử tại trang: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Quá trình giải thể một doanh nghiệp FDI không chỉ đơn giản là chấm dứt một dự án đầu tư mà còn là để doanh nghiệp tái cấu trúc lại để thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Tuy nhiên, để đảm bảo rằng quá trình giải thể diễn ra thuận lợi và minh bạch, doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định đúng đẵn từ việc thăm dò ý kiến cổ đông, chủ sở hữu công ty, quản lý tài sản, giải quyết các nghĩa vụ về thuế và pháp lý. Mỗi bước trong quá trình đều cần thận trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ rời khỏi thị trường một cách êm đẹp mà còn để lại dấu ấn tích cực trong cộng đồng kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw chúng tôi về “Các bước giải thể doanh nghiệp FDI”. Nếu như còn bất kì thắc mắc nào về vấn đề giải thể doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xin hãy liên hệ với Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238