Khi đứng trước một vụ án hình sự, nơi từng lời nói, từng tài liệu có thể xoay chuyển số phận thì luật sư hình sự chính là điểm tựa pháp lý vững chắc nhất cho người bị buộc tội hoặc người bị hại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ: luật sư hình sự được phép làm gì, có những quyền hạn nào trong quá trình tố tụng?
Trong bài viết dưới đây, Công ty luật Siglaw sẽ giúp quý khách hàng làm sáng tỏ toàn bộ quyền hạn của luật sư trong vụ án hình sự, dựa trên các quy định mới nhất của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật sư hình sự là ai trong tố tụng hình sự ?
Luật sư hình sự là những người đại diện hợp pháp, có nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi của người bị hại, đương sự trong các án hình sự. Luật sư là người tham gia tố tụng với tư cách pháp lý rõ ràng minh bạch và được pháp luật trao cho những quyền hạn riêng biệt, không bị cản trở bởi bất kì cá nhân hay cơ quan nào.
Dọc theo quá trình tố tụng hình sự, luật sư đóng vai trò là cốt yếu, nắm giữ các cân công lý, giúp làm rõ sự thật khách quan của vụ án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
14 Quyền của luật sư trong vụ án hình sự

Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rõ 14 quyền chính của luật sư hình sự khi tham gia vụ án hình sự, bao gồm:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội – không bị giới hạn về số lần, thời gian (theo Thông tư 46/2019/TT-BCA).
- Có mặt khi lấy lời khai, hỏi cung, được hỏi bị can nếu được đồng ý.
- Tham gia các hoạt động điều tra quan trọng: đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, v.v.
- Nhận thông báo trước về thời gian – địa điểm lấy lời khai hoặc điều tra.
- Xem biên bản các hoạt động tố tụng có sự tham gia của luật sư hình sự.
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng khác (giám định viên, phiên dịch viên,…).
- Yêu cầu tiến hành hoạt động tố tụng hoặc triệu tập người làm chứng.
- Thu thập và cung cấp chứng cứ, tài liệu, yêu cầu liên quan đến vụ án.
- Trình bày quan điểm pháp lý về các chứng cứ đã thu thập.
- Yêu cầu giám định lại, định giá lại tài sản hoặc thu thập bổ sung chứng cứ.
- Đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra – một trong những quyền đặc biệt quan trọng giúp luật sư hình sự nắm bắt toàn bộ diễn biến và chi tiết pháp lý của vụ án.
- Hỏi và tranh luận tại phiên tòa – thể hiện vai trò bào chữa/bảo vệ rõ nét nhất.
- Khiếu nại các hành vi, quyết định tố tụng trái pháp luật.
- Kháng cáo bản án nếu thân chủ là người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm tâm thần, thể chất.
Ngoài ra, quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra là 1 trong những quyền quan trọng nhất của luật sư hình sự khi tiến hành bào chữa. Khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rằng, khi có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng phải bố trí thời gian, địa điểm để luật sự thực hiện. Đây là nhu cầu cần thiết vì hồ sơ vụ án thường chứa các tài liệu, chứng cứ quan trọng.
Với việc được tiếp cận hồ sơ đầy đủ, luật sư hình sự mới có thể nắm rõ vụ án, đưa ra lập luận chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
Luật sư hình sự áp dụng quyền hạn như nào khi bào chữa cho hung thủ?
Luật sư hình sự không bảo vệ cho “tội ác”, luật sư bảo vệ công bằng tố tụng và quyền hợp pháp của người bị buộc tội. Khi bào chữa cho bị cáo, kể cả người bị phạm tội nặng thì luật sư hình sự vẫn có các quyền sau:
– Chủ động gặp gỡ và hỏi bị cáo để làm rõ tình tiết.
– Đề nghị thu thập, đánh giá hoặc giám định lại chứng cứ.
– Tham gia hỏi cung, đối chất, nhận dạng và tranh luận tại tòa.
– Sử dụng lập luận để làm sáng tỏ các yếu tố giảm nhẹ, tình tiết vô tội hoặc thiếu căn cứ buộc tội.
– Hướng dẫn bị cáo thực hiện quyền kháng cáo nếu bản án chưa đúng đắn.
Quyền hạn của luật sư khi bảo về người bị hại trong vụ án hình sự
Khi bảo vệ người bị hại, người chịu tổn thất từ hành vi phạm tội thì luật sư hình sự có các quyền sau dựa theo khoản 3 Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
- Cung cấp chứng cứ và yêu cầu giám định, định giá thiệt hại
- Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án;
- Có mặt trong các buổi lấy lời khai của người bị hại;
- Khiếu nại hành vi tố tụng trái pháp luật
- Tranh luận tại phiên tòa để yêu cầu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại hợp lý.
Nghĩa vụ của luật sư trong vụ án hình sự
Song song với quyền hạn, luật sư hình sự cũng có những nghĩa vụ quan trọng sau theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
– Không được từ chối bào chữa sau khi đã nhận lời trừ trường hợp bất khả kháng;
– Không được tiết lộ bí mật điều tra hoặc sử dụng tài liệu sai mục đích;
– Không được xúi giục khai gian, tạo dựng chứng cứ sai sự thật;
– Tôn trọng sự thật, tuân thủ pháp luật và hỗ trợ pháp lý tận tâm cho thân chủ.
Dịch vụ luật sư hình sự tại Siglaw – Bảo vệ bạn bằng pháp lý vững vàng
Với đội ngũ luật sư hình sự giàu kinh nghiệm, tinh thông tố tụng và thấu hiểu tâm lý thân chủ, Siglaw sẵn sàng:
- Tư vấn pháp lý hình sự chi tiết, tận gốc vấn đề;
- Đánh giá chứng cứ, xây dựng chiến lược bào chữa hoặc bảo vệ tối ưu;
- Đại diện thân chủ tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cấp;
- Đồng hành đến cùng để tìm ra sự thật và bảo vệ công lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Quyền hạn của luật sư hình sự nếu Quý khách đang cần sự hỗ trợ trong vụ án hình sự hoặc mong muốn phòng ngừa rủi ro pháp lý, đội ngũ luật sư Siglaw luôn sẵn sàng đồng hành.
Để được tư vấn về dịch vụ Luật sư hình sự một cách toàn diện, Quý khách liên hệ: Công ty Luật Siglaw
Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh HCM: 6G4 Trần Não, An Khánh, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.