Giấy phép xuất khẩu là gì? Các loại hàng hóa cần xin giấy phép?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Giấy phép xuất khẩu (GPXK) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, là “tấm thông hành” cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu. Vậy Giấy phép xuất khẩu là gì? Hãy cùng Công ty Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Giấy phép xuất khẩu là gì?

Giấy phép xuất khẩu là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia mình ra nước ngoài. Giấy phép này chứng nhận rằng hàng hóa xuất khẩu đã được kiểm tra, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia về chất lượng, an toàn, vệ sinh, và các yêu cầu khác liên quan đến xuất khẩu.

Đây không chỉ là chứng từ pháp lý xác nhận quyền xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn là công cụ quản lý, giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định về thương mại quốc tế và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu là gì?
Giấy phép xuất khẩu là gì?

Những loại hàng hóa nào thuộc phạm vi quản lý theo giấy phép xuất khẩu?

Danh mục hàng hóa xuất khẩu quản lý cần xin giấy phép xuất khẩu bao gồm:

– Tiền chất công nghiệp

– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp

– Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài) 

– Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ 

– Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép

– Thuốc phải kiểm soát đặc biệt

 – Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc

– Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát 

– Vàng nguyên liệu

Quy trình xin cấp giấy phép xuất khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu

Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân

(2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(3) Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà pháp luật sẽ quy định những giấy tờ, tài liệu liên quan khác nhau.

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu

Hiện nay có 3 hình thức nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

(1) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép

(2) Nộp trực tuyến (nếu có áp dụng)

(3) Nộp qua đường bưu điện

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn xử lý: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định, hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất khẩu của Công ty Luật Siglaw

Dịch Vụ Xin Cấp Giấy Phép Xuất Khẩu Của Siglaw Bao Gồm:

(1)  Tư Vấn Pháp Lý:

        Đánh giá và tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.

        Giải đáp các thắc mắc về điều kiện, thủ tục và hồ sơ cần thiết để xin cấp giấy phép xuất khẩu.

(2)  Chuẩn Bị Hồ Sơ:

        Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết theo quy định.

        Kiểm tra và rà soát hồ sơ đảm bảo đầy đủ và chính xác.

(3)  Đại Diện Doanh Nghiệp Nộp Hồ Sơ:

        Thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

        Theo dõi và cập nhật tiến trình xử lý hồ sơ, thông báo kịp thời cho doanh nghiệp về tình trạng hồ sơ.

(4)  Giải Quyết Các Vấn Đề Phát Sinh:

        Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp giấy phép.

        Thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước để bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nếu cần thiết.

(5)  Nhận Giấy Phép Xuất Khẩu:

        Nhận giấy phép xuất khẩu từ cơ quan nhà nước và bàn giao lại cho doanh nghiệp.

        Tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp các bước tiếp theo sau khi nhận được giấy phép.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Siglaw:

  • Tiết Kiệm Thời Gian: Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, Siglaw giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ.
  • Đảm Bảo Đúng Quy Định: Đội ngũ luật sư và chuyên viên của Siglaw đảm bảo hồ sơ của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
  • Giảm Thiểu Rủi Ro: Siglaw giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro pháp lý và các vấn đề phát sinh không mong muốn.
  •  Hỗ Trợ Toàn Diện: Siglaw cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện từ bước chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được giấy phép xuất khẩu, đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Giấy Phép Xuất khẩu. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ xin Giấy Phép Xuất khẩu bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238