Thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài

Trong những năm gần đây, đi cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội thì nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng tăng với yêu cầu về chất lượng cao do đó ngành xây dựng ngày càng có tiềm năng phát triển mạnh. Đồng thời, những quy định pháp lý của Việt Nam và điều ước quốc tế đã tạo thêm nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam. Với mong muốn giúp các nhà đầu tư ngoại quốc được tiếp cận và tuân thủ đúng các quy định pháp luật Việt Nam, công ty luật SigLaw xin cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục thành lập công ty xây dựng 100% vốn đầu tư nước ngoài và dịch vụ liên quan. 

Công ty xây dựng 100 % vốn nước ngoài là gì?

Công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài có thể hiểu là một đơn vị hay tổ chức nước ngoài góp 100% vốn FDI mà đầy đủ các chức năng, năng lực về ngành xây dựng. Đơn vị hay tổ chức này có thể ký kết hợp đồng trực tiếp hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư để tiến hành nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng một công trình. 

Thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài
Thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài

Lưu ý khi thành lập công ty xây dựng 100% vốn đầu tư nước ngoài

  1. Xây dựng là một ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong Luật số 03/2016/QH14 nên nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp xây dựng 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Xây dựng là một lĩnh vực khá rộng gồm các ngành nghề sau: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Ngoài những điều kiện chung thì kinh doanh một số ngành xây dựng còn có những điều kiện riêng để có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ có thể kể đến điều kiện của một số ngành xây dựng như sau: 
  • Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng STT 120
  • Kinh doanh tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng STT 110

Đối với 2 ngành nghề kinh doanh này, đầu tiên phải đáp ứng về điều kiện năng lực áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khi thành lập công ty FDI về lĩnh vực xây dựng. Cụ thể, tại Điều 148 Luật xây dựng 2014:

“Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

(Nội dung điều khoản được được bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019; sửa đổi bởi điểm a, b  Khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

  1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
  2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
  3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. ( Nội dung này được hướng dẫn, sửa đổi tại khoản 12 và Khoản 13 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP)
  4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.

4a. Tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.

  1. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.”.

Ngoài đáp ứng điều kiện năng lực chung trên thì hai ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng và  tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng còn được quy định tại các Điều 150, 152 Luật xây dựng 2014. Nội dung các điều khoản dưới dây:

Đối với thiết kế quy hoạch xây dựng

“Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

  1. Có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp.
  2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.”

Đối với tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

“Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

  1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
  2. a) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;

(Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 63. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án

  1. Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
  2. a) Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.

  1. b) Hạng II:

– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.

  1. c) Hạng III:

– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  1. Phạm vi hoạt động:
  2. a) Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại;
  3. b) Hạng II: Được quản lý dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống;
  4. c) Hạng III: Được quản lý dự án cùng loại nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”.
  5. b) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

(Nội dung này đã được sửa đổi bởi điểm a khoản 54 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

Điều kiện thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài 

Pháp luật Việt Nam đưa ra một số quy định về điều kiện thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài như sau: 

Đối với chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài: Các cá nhân, pháp nhân nước ngoài  phải có quốc tịch thuộc các nước WTO hoặc các nước có ký Hiệp định thương mại cùng với Việt Nam. Ngoài ra, nhà đầu tư còn cần phải có về tài chính – kinh tế để triển khai thực hiện dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư chỉ được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

  • Thi công xây dựng nhà cao tầng;
  • Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân sự;
  • Hoàn thiện lắp đặt;
  • Hoàn thiện công trình nhà cao tầng;
  • Các công tác thi công khác.

Đối với trường hợp nhà đầu tư là nhà đầu tư hoạt động với tư cách nhà thầu xây dựng thì phải đáp ứng thêm một số điều kiện, đó là:

  • Nhà thầu nước ngoài phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp.
  • Nếu các gói thầu thuộc thuộc diện phải tuân thủ quy định về đấu thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.
  • Nếu các gói thầu thuộc không thuộc diện phải tuân thủ quy định về đấu thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau: Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu; có đủ năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Nếu nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu thì nhà thầu nước ngoài không bắt buộc phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam.

Đối với những dự án khả thi: Nhà đầu tư phải trình lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét phê duyệt trước khi thực hiện các dự án. Đồng thời phải đảm bảo rằng địa điểm thực hiện dự án phù hợp với quy mô và quy hoạch phát triển của nhà đầu tư. 

Đối với doanh nghiệp: Trước hết doanh nghiệp cần phải có hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập công ty xây dựng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cam kết về các nghĩa vụ thuế, lệ phí, sử dụng lao động và sử dụng đất với cơ quan Nhà nước. 

Trình tự, thủ tục thành lập công ty xây dựng 100% vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận đầu tư từ cơ quan chức năng

Các nhà đầu tư phải chuẩn bị một số giấy từ cần có để xin giấy Chứng nhận đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền như sau: 

  • Mẫu văn bản dành cho việc Đề nghị thực thi dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh lĩnh vực xây dựng.
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ như CMND/Hộ chiếu/CCCD đối với chủ thể là cá nhân hoặc Giấy Chứng nhận thành lập doanh nghiệp xây dựng 100% vốn nước ngoài /Quyết định thành lập doanh nghiệp/Tài liệu có giá trị tương đương đối với chủ thể là tổ chức
  • Bản đề xuất dự án đầu tư lĩnh vực xây dựng.
  • Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất của doanh nghiệp; giấy Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ/tổ chức tài chính hoặc các giấy tờ
  • Giấy đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm, các tài liệu xác nhận đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án

Ngoài ra, trường hợp dự án đầu tư thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài có sử dụng các công nghệ, thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì cần nộp giải trình về sử dụng công nghệ. 

Trong thời hạn là 15 ngày kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy Chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định. Nếu doanh nghiệp không được cấp giấy Chứng nhận đầu tư đúng thời hạn, cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ thông báo đến chủ đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 2: Đăng ký thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xây dựng 100% vốn FDI gồm những giấy tờ cơ bản như: đơn xin đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp xây dựng, danh sách thành viên công ty, điều lệ hoạt động, giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và một số giấy tờ liên quan khác.

Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty xây dựng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính công ty ví dụ như Công ty đặt trụ sở tại Hà Nội thì Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 03 ngày làm việc. Sau khi thực hiện xong, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký thành lập công ty xây dựng 100% vốn FDI theo quy định.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành công tiếp theo cần công bố nội dung thông tin thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ trong thời hạn là 30 ngày kể từ lúc doanh nghiệp được cấp Giấy Chứng nhận này. Đối với những trường hợp nào không công bố hoặc công bố không theo đúng quy định của nhà nước sẽ xử phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ theo quy định của Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Tiếp theo doanh nghiệp cần khắc dấu doanh nghiệp & quyết định số lượng, hình thức con dấu, tự thực hiện hay ủy quyền cho các công ty Luật và thông báo việc sử dụng mẫu dấu tại Sở Kế hoạch & Đầu tư và đăng tải thông tin con dấu trên Cổng thông tin quốc gia.. Tuy nhiên, con dấu bắt buộc phải có chứa tên doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp. 

Bước 3: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình:

Tài liệu về các Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng được xem là điều kiện và quyền hạn của tổ chức thi công tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ năng lực bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng
  • Bản sao giấy Đăng ký kinh doanh /Quyết định thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài
  • Danh sách thành viên chủ chốt, kèm theo các giấy tờ có liên quan: chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động, …
  • Giấy kê khai kinh nghiệm của doanh nghiệp tiêu biểu ( tối thiểu 3 công việc ) trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký
  • Giấy kê khai năng lực tài chính
  • Quy trình quản lý thực hiện công việc hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ của công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xử lý hồ sơ. Trường hợp có sai sót cần sửa đổi hoặc bổ sung, sẽ có văn bản gửi tới doanh nghiệp. 

Sau đó là 10 ngày ( đối với chứng chỉ hạng II ) hoặc 15 ngày ( đối với chứng chỉ hạng I ) tiếp theo sẽ có kết quả về việc cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng công trình cho công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài theo yêu cầu.

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài

✅ Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.
✅Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… ở thời điểm tư vấn của dự án đầu tư công ty xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
✅ Đội ngũ luật sư tại Siglaw Gồm các chuyên gia Việt Nam & nước ngoài có trình độ cao và kinh nghiệm nhiều năm.
✅ Chi Phí Liên hệ hotline 0961366238 của Công ty luật Siglaw để được báo giá dịch vụ thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài chính xác nhất

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Chi nhánh: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238