Để thành lập công ty FDI có điều kiện phải xin ý kiến của sở ban ngành như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
Khi nào cần xin ý kiến của Sở ban ngành để thành lập công ty FDI
Quy trình thành lập công ty FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài) thường phải tuân theo các quy định và quy trình của quốc gia cụ thể. Sau đây là một số trường hợp khi thành lập công ty FDI phải xin ý kiến của Sở ban ngành bao gồm:
- Doanh nghiệp đăng ký mục tiêu hoạt động với các ngành nghề đặc biệt thuộc các trường hợp như ngành nghề mà Việt Nam không cam kết, một số ngành nghề đặc thù. Theo đó, dự án đầu tư có thể yêu cầu xin ý kiến hoặc phê duyệt từ Sở ban ngành có liên quan trước khi cho phép doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động.
- Khi dự án cần Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
- Khi dự án có sử dụng công nghệ cần xin ý kiến
- Thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch
Điều kiện tiếp cận thị trường thành lập công ty FDI đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư thành lập công ty FDI sẽ cần chú ý đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều 9 Luật Đầu tư bao gồm:
1/ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.
Riêng với quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, tùy loại hình doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau. Ví dụ: tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước công ty đại chúng là 50% căn cứ quy định theo Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP còn đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể lên tới 100% căn cứ quy định của Điều 77 Luật Chứng khoán 2019
Hình thức đầu tư; 2/ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; 3/ Phạm vi hoạt động đầu tư;
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện về ngành bị cấm, hạn chế kinh doanh gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định pháp luật; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ.
Quy trình thành lập công ty FDI có điều kiện cần xin ý kiến của Sở ban ngành
Đối với trường hợp thành lập công ty FDI có điều kiện cần xin ý kiến của Sở ban ngành thủ tục sẽ phức tạp hơn và mất thời gian hơn so với trường hợp không phải xin ý kiến. Theo đó, nhà đầu tư cần tiến hành với quy trình như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao nếu trụ sở công ty đặt trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư ;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư có dự án đầu tư ;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư có dự án đầu tư (thông thường là Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư)
- Đề xuất dự án đầu tư
Lưu ý: Tùy theo hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn, nhà đầu tư có thể sẽ phải bổ sung một số giấy tờ kèm theo như sau:
- Hợp đồng BCC (Đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC).
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bước 2: Tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (lưu ý: Hiện nay Mã số DN cũng đồng thời là Mã số thuế).
Bước 3: Hoàn thiện thủ tục sau thành lập
Để có thể đi vào hoạt động một cách trơn tru, nhà đầu tư cần hoàn tất các công việc sau đây:
*Mở tài khoản công ty:
Lựa chọn ngân hàng: Đầu tiên, nhà đầu tư cần lựa chọn ngân hàng phù hợp để mở tài khoản công ty. Có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm dịch vụ ngân hàng, các khoản phí và điều kiện, định mức giao dịch, tiện ích công nghệ, v.v. Nên nghiên cứu và so sánh các ngân hàng trước khi đưa ra quyết định.
Chuẩn bị tài liệu gồm: Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản; Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của chủ tài khoản và kế toán trưởng; Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng; Bản sao công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp.
Điền đơn đăng ký đầy đủ thông tin chính xác và trùng khớp với các tài liệu hợp pháp của công ty.
Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục cuối cùng để kích hoạt tài khoản công ty. Thông thường, bạn sẽ cần nộp một số tiền để khởi tạo số dư ban đầu trong tài khoản.
*Khắc con dấu công ty: Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nhận khắc dấu. Thời gian khắc dấu thông thường khoảng 1 ngày
*Treo bảng biển công ty
Nhiều công ty cho rằng việc treo biển quảng cáo là tùy ý tuy nhiên, thực tế Luật Quảng Cáo có đưa ra quy định về việc treo bảng cụ thể như sau:
Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Biển hiệu phải có các nội dung sau:
- a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- c) Địa chỉ, điện thoại.
- Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
- Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
- a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.”
*Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Bước 1: Khách hàng lập tờ khai theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA của Nghị định 123 và gửi đến cơ quan thuế.
Bước 2: Cổng TTĐT Tổng cục Thuế tiếp nhận và thông báo đến khách hàng
Bước 3: Cơ quan thuế gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB Nghị định 123/2020 cho Công ty về kết quả trong phòng 01 ngày.
*Đăng ký mua và đăng ký chữ ký điện tử
- Lựa chọn đơn vị cung cấp
- Chuẩn bị hồ sơ: Bản sao chứng thực Giấy phép đăng ký doanh nghiệp; bản sao chứng thực một trong những giấy tờ pháp lý của người đại diện doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ trên về cho đơn vị chứng thực chữ ký số để nhận được chữ ký số
*Thực hiện nghĩa vụ về thuế, lao động, kế toán và SHTT
*Xin các loại giấy phép con nếu kinh doanh doanh các ngành nghề có điều kiện
Trong trường hợp công ty kinh doanh các ngành nghề có điều kiện như dược phẩm, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và nhiều ngành nghề khác, công ty cần xin các loại giấy phép con liên quan. Điều này đòi hỏi công ty tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu đặc biệt của từng ngành nghề.
Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw