Thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Ngành chứng khoán là một lĩnh vực giúp gom vốn và sử dụng vốn được đóng một cách hiệu quả thông qua một nơi giao dịch công khai. Những nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể dễ dàng đầu tư với một số tiền không quá lớn mà vẫn có thể có thu nhập. Vì vậy, sự phát triển của những công ty kinh doanh chứng khoán ngày càng nở rộ và phát triển. Vậy để thành lập công ty chứng khoán thì cần làm gì ? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.  

Công ty kinh doanh chứng khoán là gì ?

Đây là loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh với mục đích thu lại lợi nhuận thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ giao dịch chứng khoán. 

Đặc điểm của công ty kinh doanh chứng khoán đó là có tư cách pháp nhân, đối tượng kinh doanh của công ty là chứng khoán.   

Thành lập công ty đầu tư chứng khoán
Thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh chứng khoán

Về chủ thể có quyền thành lập công ty kinh doanh chứng khoán

Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cấm những chủ thể sau không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, gồm:

  • Cán bộ, viên chức, công chức, sĩ quan trong quân ngũ bị cấm thành lập doanh nghiệp nhằm phòng chống tham nhũng, chống cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ tiêu cực đến chức trách, công vụ của họ.
  • Cá nhân đang trong thời gian bị hạn chế, bị tước quyền công dân;
  • Tổ chức sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước được cấp sai mục đích, nhằm tạo lợi ích riêng, lợi ích nhóm.

Về điều kiện chuyên ngành

Quy định về trụ sở làm việc

  • Đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh chứng khoán.
  • Đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, đồ dùng văn phòng, hệ thống kỹ thuật phù hợp với quy trình nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Quy định về vốn

Công ty kinh doanh chứng khoán tại thời điểm thành lập phải góp vốn ít nhất bằng số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty: 

  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ;
  • Thương mại chứng khoán: 100 tỷ VNĐ;
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ VNĐ;
  • Tư vấn đầu tư vào chứng khoán: 10 tỷ VNĐ.

Nếu một công ty xin giấy phép đa ngành nghề, vốn cổ phần sẽ là tổng vốn cổ phần tương ứng với từng ngành nghề kinh doanh được cấp phép.

Quy định về nhân viên

  • Công ty có Giám đốc, ít nhất 03 nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với từng phân ngành chứng khoán cần xin cấp phép và ít nhất một nhân sự kiểm soát tuân thủ. Cụ thể hơn, Giám đốc điều hành (GĐ) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: 
  • Không đang bị điều tra hình sự hoặc bị phạt tù hay truất quyền thi hành;
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm chuyên môn tại bộ phận kỹ thuật của một tổ chức trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư của công ty khác; 
  • Có Chứng chỉ Thực hành Phân tích Tài chính hoặc Chứng chỉ Thực hành Quản lý Tiền mặt.
  • Không từng bị phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Nếu là Phó Giám đốc thì phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Mục 74(5)a, b, d của Luật Chứng khoán 2019 và có các chứng chỉ thực tập chứng khoán liên quan theo lĩnh vực chuyên môn.

Thành phần Cổ đông và Nhà đầu tư

  • Có ít nhất 02 cổ đông sáng lập và thành viên góp vốn là tổ chức.
  • Mục 77(2) Luật Chứng khoán 2019 quy định nếu công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân chịu TNHH thì chủ sở hữu phải là công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài. 
  • Tổng sở hữu của tổ chức tối thiểu là 65% vốn đăng ký, tổ chức là công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn đăng ký.

Điều kiện đối với Cổ đông và thành viên góp vốn

  • Nếu họ là thể nhân, thì không được thuộc các trường hợp mà không được thành lập và điều hành công ty tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp (như đã nêu ở trên).
  • Nếu họ là tổ chức, thì phải có tư cách pháp nhân và hoạt động hợp pháp. Đã hoạt động có lãi trong hai năm liên tiếp trước năm nộp đơn xin giấy phép. Báo cáo tài chính năm cuối cùng được kiểm toán với ý kiến ​​kiểm toán chấp nhận toàn phần.
  • Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần của công ty chứng khoán; còn người có liên quan với hai chủ thể trên (nếu có) sở hữu từ 5% trở xuống vốn cổ phần của công ty chứng khoán khác;
  • Cổ đông, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 77 Luật Chứng khoán 2019.

Thủ tục, hồ sơ để thực hiện thành lập công ty kinh doanh chứng khoán.

Hồ sơ để thực hiện thành lập công ty chứng khoán.

Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định tại Điều 176 rất rõ ràng hồ sơ thành lập công ty chứng khoán là:

STT Tên Ghi chú
1 Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và Giấy phép hoạt động của công ty chứng khoán. Mỗi loại 01 bản chính
2 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. 01 bản 
3 Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng. 01 bản 
4 Dự thảo Điều lệ công ty. 01 bản 
5 Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro. 01 bản
6 Báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. 01 bản sao chứng thực
7 Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân. Mỗi loại 01 bản

Nếu là bản sao thì có chứng thực

8 Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. 01 bản

Nếu là bản sao thì có chứng thực

Thủ tục để thực hiện thành lập công ty chứng khoán.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty: Từ thông tin mà khách hàng cung cấp, công ty Luật Siglaw sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan, và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ và sẽ gửi lại hồ sơ đầy đủ trong vòng 01 ngày.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty kinh doanh chứng khoán và xin cấp phép hoạt động công ty chứng khoán.. Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Công ty luật Siglaw sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho công ty chứng khoán lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước (bưu điện hoặc trực tiếp) và sẽ luôn cập nhật thông tin lại cho khách hàng. 

Trong vòng 20 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ ra văn bản đề nghị hoàn tất cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp. Cổ đông, thành viên góp vốn được trích một phần vốn góp ra để đầu tư cơ sở, phần vốn còn lại phải được phong tỏa trên tài khoản ngân hàng thương mại theo chỉ định của Ủy ban chứng khoán nhà nước. 

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký và Giấy phép hoạt động doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất cũng như những tài liệu hợp lệ có liên quan khác. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép đăng ký và hoạt động. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng tự túc làm thì có thể dẫn tới một số thiếu sót gây kéo dài thời gian thực hiện. Phần vốn trước đó được Nhà nước phong tỏa sẽ được chuyển lại vào tài khoản công ty.

Bước 4: Khắc con dấu công ty. Đây là hoạt động tự túc, tự chịu trách nhiệm sử dụng của công ty, không phải đăng công bố cáo thông báo mẫu dấu như trước.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng cũng như mua chữ ký số điện tử

Bước 6: Nếu không có kế toán thì phải thuê dịch vụ kế toán.

Bước 7: Thông báo công khai phát hành hóa đơn.

Bước 8: Kê khai và đóng thuế. Các loại thuế cần đóng bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (khi kết thúc năm tài chính); thuế giá trị gia tăng (đóng theo quý Báo cáo tài chính), thuế môn bài (trong vòng 30 ngày từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). 

Cách kê khai ngành nghề khi thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Mã ngành nghề chứng khoán có thể được kê khai theo các mã ngành sau:

STT Tên Mã ngành
1 Việc tổ chức và giám sát thị trường tài chính trừ việc giám sát của nhà nước, như: giao dịch hợp đồng hàng hóa; giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai; giao dịch chứng khoán; giao dịch cổ phiếu; giao dịch lựa chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu. 6611-66110
2 Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán. Cụ thể:

  • Giao dịch trong thị trường thay mặt cho người khác (môi giới cổ phiếu) và các hoạt động liên quan
  • Môi giới chứng khoán
  • Môi giới hợp đồng hàng hóa
  • Hoạt động của cục giao dịch

Trừ: Giao dịch với thị trường bằng tài khoản riêng được phân vào nhóm 64990 (Hoạt động tài chính khác chưa được phân vào đâu)

66120
3 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu. 

Cụ thể là Tư vấn chứng khoán.

74909

Xem thêm: Mã ngành Vsic, Mã ngành CPC

Chi phí thành lập công ty kinh doanh chứng khoán

  • Phí xin Giấy đăng ký kinh doanh: 200.000 VNĐ/ lần. 
  • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của công ty, hay xin cấp lại giấy phép đăng ký doanh nghiệp: Mức phí 100.000 VNĐ/ lần. 
  • Xin cấp giấy phép kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện: 100.000 VNĐ/lần.
  • Vốn tối thiểu thành lập công ty đầu tư chứng khoán: Luật doanh nghiệp 2020 không quy định vốn tối thiểu thành lập công ty kinh doanh chứng khoán. Tuy vậy, khi các bên góp vốn cam kết sẽ góp bao nhiêu thì phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp có thể góp vốn 10 triệu, 30 triệu nhằm nộp và giữ vé giúp khách.
  • Và các chi phí khác theo luật định cũng như là nhu cầu của doanh nghiệp. 

Lưu ý khi kinh doanh chứng khoán

  • Nếu không phải là các chủ thể được quyền thành lập công ty chứng khoán thì cá nhân, tổ chức không được đứng ra thành lập, quản lý doanh nghiệp chứng khoán.
  • Phải góp đủ vốn, và thực hiện phong tỏa vốn góp 
  • Không được thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm, theo quy định ở Điều 12 Luật chứng khoán 2019, bao gồm:
  • Trực tiếp hay gián tiếp có hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả các tài liệu chứng khoán, tuyên truyền các thông tin không đúng với sự thật thực tế hay thậm chí công bố các thông tin này hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết để gây ra sự xuyên tạc nghiêm trọng. Ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động chào bán, niêm yết, mua bán, giao dịch, đầu tư và cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán.
  • Dùng các thông tin mật của nội bộ để giao dịch kinh doanh chứng khoán cho chính mình và cho người khác; tiết lộ hoặc cung cấp ra các thông tin nội bộ; tư vấn người khác giao dịch chứng khoán bằng thông tin nội bộ.
  • Gây nhiễu thị trường, tạo ra hoạt động mua bán giả tạo bằng cách thông đồng dùng 01 hay nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác, kết hợp trái pháp luật với nhau để giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán nhằm thao túng thị trường; kết hợp hoặc sử dụng các phương thức giao dịch khác hoặc kết hợp lan truyền tin đồn thất thiệt với công bố thông tin sai sự thật để thao túng giá chứng khoán.
  • Cung cấp dịch vụ chứng khoán, kinh doanh chứng khoán nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
  • Tự ý dùng tài khoản, tài sản của khách nhưng không được ủy thác, cho phép hoặc trái quy định của pháp luật, hay đặc biệt nghiêm trọng hơn là llạm dụng tín nhiệm của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
  • Không chỉ vậy, kể cả việc cho người khác mượn tài khoản để giao dịch, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác mà gây ra việc thao túng giá chứng khoán thì cũng là điều bị cấm.
  • Các hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán vi phạm các quy định của Luật chứng khoán 2019.

Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Thương mại 2005

Luật Chứng khoán 2019

Thông tư 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238