Tra cứu mã ngành VSIC & Các cấp hệ thống ngành kinh tế VN

Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc tìm hiểu tra cứu mã ngành VSIC (hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) là rất quan trọng để đăng ký đầy đủ và chính xác. Mã ngành VSIC được quy định bởi pháp luật Việt Nam và là vấn đề được quan tâm bởi nhiều chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết này sẽ giải thích mã ngành VSIC là gì, quy định của pháp luật Việt Nam về hệ thống mã này. Việc nắm rõ quy định pháp luật sẽ giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách tốt nhất.

Mã ngành VSIC là gì?

Mã ngành VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification System) là hệ thống ngành kinh tế Việt Nam phân thành các cấp, các ngành nghề cụ thể và được sử dụng để thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước và đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Các cấp hệ thống ngành kinh tế (mã ngành VSIC)

Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) gồm 5 cấp chủ yếu sau đây:

  • Ngành Vsic cấp 1: gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành Vsic cấp 2: gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành Vsic cấp 3: gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành Vsic cấp 4: gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành Vsic cấp 5: gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thíᴄh rõ những hoạt động kinh tế gồm ᴄáᴄ уếu tố đượᴄ хếp ᴠào từng bộ phận. Trong đó, sẽ bao gồm những hoạt động kinh tế đượᴄ хáᴄ định trong ngành kinh tế; ᴠà loại trừ những hoạt động kinh tế không đượᴄ хáᴄ định trong ngành kinh tế nhưng thuộᴄ ᴄáᴄ ngành kinh tế kháᴄ.

Tra cứu mã ngành VSIC & Các cấp hệ thống ngành kinh tế VN
Tra cứu mã ngành VSIC & Các cấp hệ thống ngành kinh tế VN

Tra cứu mã ngành Vsic – Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Tra cứu danh sách mã ngành nghề kinh doanh đăng ký theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (hay tra cứu danh sách mã ngành VSIC) được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

Xem thêm: Các ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam

Các trường hợp ngành nghề không có mã ngành VSIC

Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có mã ngành VSIC được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì doanh nghiệp ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có mã ngành VSIC và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác, doanh nghiệp có thể thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Cách đăng ký ngành nghề không có mã ngành VSIC

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể đăng ký thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận thông tin và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Tuy nhiên, quy trình và thời gian xét duyệt để thêm ngành, nghề mới không được quy định rõ ràng, gây ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện thủ tục này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mỗi nhóm ngành, nghề lớn (cấp 2, cấp 3) đều có các mã ngành nghề nhỏ (cấp 4, cấp 5) tương ứng, bao gồm mã “ngành, nghề khác chưa được phân vào đâu”. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã này để đăng ký cho những ngành nghề kinh doanh không có mã riêng.

Ví dụ:

– 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu;

– 46599: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu;

– 52299: Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu…

Trong trường hợp không có mã ngành VSIC hoặc không xác định được mã tương ứng, doanh nghiệp có thể đăng ký mã ngành, nghề đó bằng cách sử dụng mã “Ngành, nghề chưa được phân vào đâu”. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chọn đúng nhóm ngành lớn của ngành, nghề đó như sản xuất, bán buôn, bán lẻ, vận tải,… và áp dụng mã tương ứng của nhóm đó khi đăng ký.

Kinh doanh những ngành nghề mà chưa đăng ký mã VSIC có bị phạt không?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh đó trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký kê khai ngành nghề với Phòng Đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mỗi ngành nghề đó

Theo đó, để trao trọn cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, ngày 01/06/2016  chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP. Tại khoản 1 Điều 7 của nghị định này, Chính phủ đã bãi bỏ việc xử phạt đối với doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề không đúng với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đến nay, nghị định 122/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP cũng không quy định xử phạt đối với hành vi này. Như vậy, doanh nghiệp khi chưa đăng ký kinh doanh ngành nghề (đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện) vẫn được tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường và không bị xử phạt vi phạm hành chính như trước đây.

Bất lợi về thuế khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề chưa được đăng ký mã VSIC

Điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về Thu nhập khác như sau:

“Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, khoản thu của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động kinh doanh với ngành nghề chưa đăng ký kinh doanh không được ghi nhận doanh thu đối với việc kinh doanh những ngành nghề chưa đăng ký này.

Mặc dù pháp luật doanh nghiệp không yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký kê khai ngành nghề trước khi bắt đầu kinh doanh, nhưng việc không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan khác có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Vì vậy, để tránh gây tổn hại,doanh nghiệp nên đăng ký bổ sung các ngành nghề mà công ty đang hoặc sẽ kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh và cập nhật thông tin trên hệ thống đăng ký thông tin quốc gia về doanh nghiệp để có được các ưu đãi về thuế và giảm thiểu chi phí thấp nhất cho công ty.

Vì sao cần chuyển đổi mã ngành VSIC sang mã ngành CPC?

Mã ngành CPC là ᴠiết tắt ᴄủa cụm từ Proᴠiѕional Central Produᴄt Claѕѕifiᴄation, nghĩa là hệ thống phân loại ѕản phẩm trung tâm ᴄủa Liên Hợp Quốᴄ.

Việt Nam đã ᴄó những cam kết quốᴄ tế ᴠề những ngành nghề mà ᴄáᴄ nhà đầu tư nướᴄ ngoài đượᴄ phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chính vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải xem xét và tuân thủ theo quy định về hệ thống phân loại ngành nghề quốc tế mà Việt Nam và các quốc gia thành viên của WTO đã thỏa thuận.

Theo đó, khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trực tiếp vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý đến việc chuyển đổi mã ngành VSIC sang mã ngành CPC để “nhận dạng” và xem xét tính khả thi của ngành nghề.

Nếu ngành nghề đó đã đượᴄ ghi nhận tại biểu ᴄam kết quốc tế giữa Việt Nam với WTO thì ᴄáᴄ nhà đầu tư nướᴄ ngoài có thể yên tâm thựᴄ hiện việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn đối ᴠới ᴄáᴄ ngành nghề ᴄhưa được ghi nhận tại biểu ᴄam kết quốc tế thì phía Việt Nam hoàn toàn không ᴄó “nghĩa ᴠụ” phải ᴄhấp thuận để ᴄáᴄ nhà đầu tư nước ngoài thựᴄ hiện hoạt động đầu tư kinh doanh nàу.

Tuy nhiên, ᴄáᴄ ᴄơ quan ᴄó thẩm quуền ѕẽ хem хét dựa trên từng loại dự án, quу mô, ᴠốn và địa bàn… mà quуết định ᴄó ᴄấp phép đối ᴠới ᴄáᴄ ngành nghề ᴄhưa đượᴄ ᴄam kết hay không. Trong trường hợp, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam đồng ý ᴄấp phép cho những hoạt động đầu tư kinh doanh trên thì ᴄũng ѕẽ đượᴄ toàn quуền đưa ra ᴄáᴄ điều kiện kèm theo nhưng ᴠẫn đảm bảo tuân thủ ᴄáᴄ nguуên tắᴄ ᴄơ bản ᴄủa GATS (Hiệp định ᴄhung ᴠề thương mại dịᴄh ᴠụ).

Trên đây là một số những phân tích cụ thể nhằm trả lời cho những câu hỏi liên quan đến mã ngành VSIC theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty luật Siglaw với đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm cam kết sẽ tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng trong việc tra cứu mã ngành cũng như thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất cùng với chi phí hợp lý nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238