So sánh doanh nghiệp FDI và EPE

Doanh nghiệp FDI do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và sở hữu, hoạt động tại quốc gia khác, mang lại nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và tiếp cận thị trường toàn cầu. Trong khi đó, doanh nghiệp EPE tập trung vào hoạt động gia công và xuất khẩu sản phẩm cho các đối tác nước ngoài, sử dụng công nghệ và nguyên liệu đầu vào do khách hàng cung cấp. Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều đóng vai trò quan trọng trong tăng năng lực sản xuất, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu, song cũng đặt ra những thách thức liên quan đến môi trường, phân phối lợi nhuận và cạnh tranh. Hiểu rõ đặc điểm, vai trò và thách thức của doanh nghiệp FDI và EPE giúp các nhà hoạch định chính sách có định hướng thu hút và quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh này. Vậy Điểm giống và khác nhau của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp EPE là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Doanh nghiệp FDI là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp FDI nhưng ta có thể hiểu doanh nghiệp FDI thông qua việc tìm hiểu các định nghĩa liên quan. Theo đó, FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” (Nghĩa là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài). Vậy Doanh nghiệp FDI là Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 

Doanh nghiệp FDI có 2 hình thức:

  • Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;
  • Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 thì các hình thức đầu tư của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bao gồm:

  •  Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
  • Đầu tư dưới hình thức hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh);
  • Thực hiện dự án đầu tư;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
So sánh doanh nghiệp FDI và EPE
So sánh doanh nghiệp FDI và EPE

Doanh nghiệp EPE là gì?

EPE là từ viết tắt của Enterprise Processing Export (nghĩa là: Doanh nghiệp chế xuất). 

Theo Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu với các loại hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất. EPE được hưởng những ưu đãi về thuế với các trường hợp khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điểm giống và khác nhau của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp EPE

Tiêu chí Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp EPE
Giống nhau Tư cách pháp lý doanh nghiệp  Cả hai đều là những DN thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư từ nước ngoài
Mục tiêu hoạt động Đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy công nghệ mới vào quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý Đều phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Khác nhau Định nghĩa Là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia, có thể bao gồm việc xây dựng nhà máy, mua lại doanh nghiệp nội địa, hoặc mở chi nhánh tại quốc gia đó. Là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Mục tiêu Mở rộng kinh doanh và thu lợi nhuận. Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Chính sách thuế và ưu đãi Có thể được hưởng một số ưu đãi thuế theo các quy định của quốc gia tiếp nhận đầu tư, nhưng không nhất thiết phải là các ưu đãi đặc biệt như EPE. Được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh Hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, dịch vụ, thương mại… và không nhất thiết phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm. Chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, và thường phải xuất khẩu tối thiểu một tỷ lệ nhất định của sản phẩm sản xuất ra.
Khu vực hoạt động Hoạt động ở bất kỳ khu vực nào trong quốc gia tiếp nhận đầu tư, không bị hạn chế bởi vị trí địa lý. Hoạt động trong các khu chế xuất hoặc khu công nghiệp đặc biệt được thiết kế cho mục đích xuất khẩu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về So sánh doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp EPE. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238