Quy định xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một phương thức quan trọng để giải quyết vấn đề cung và cầu lao động giữa các quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, các quy định về xuất khẩu lao động cần được tuân thủ chặt chẽ. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu về những Quy định xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, người lao động Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có cư trú tại Việt Nam và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là những người được gọi là “xuất khẩu lao động”.

Quy định về các hình thức xuất khẩu lao động

Có 3 hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay là:

  • Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
  • Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
  • Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Quy định xuất khẩu lao động
Quy định xuất khẩu lao động

Hậu quả khi xuất khẩu lao động bất hợp pháp

Hình thức xuất khẩu lao động bất hợp pháp thường xuất hiện khi người lao động được cử đi làm việc thông qua các kênh không chính thức, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động không tuân thủ quy định pháp luật, và thường liên quan đến việc sử dụng các con đường phi pháp có thể kể đến như:

  • Xuất cảnh trái phép: Người lao động tự ý xuất cảnh mà không có giấy tờ hợp lệ hoặc thông qua các đường dây môi giới bất hợp pháp.
  • Làm việc chui: Người lao động nhập cảnh hợp pháp nhưng làm việc trái phép, không có hợp đồng lao động hoặc visa lao động.
  • Lợi dụng du lịch hoặc thăm thân để lao động: Người lao động nhập cảnh với mục đích du lịch hoặc thăm thân nhưng sau đó lại đi làm việc.
  • Bị bóc lột sức lao động: Người lao động bị ép làm việc quá giờ, không được trả lương đầy đủ, hoặc bị đối xử tệ bạc.

Khi xuất khẩu lao động trái phép sẽ bị một số hậu quả sau:

Đối với người lao động xuất khẩu lao động trái phép

  • Theo điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người xuất khẩu lao động trái phép có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.
  • Ngoài ra người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, trục xuất về nước.

Đối với người môi giới xuất khẩu lao động trái phép

  • Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người môi giới xuất khẩu lao động trái phép là cá nhân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng.
  • Trường hợp người môi giới xuất khẩu lao động trái phép là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
  • Theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 thì người môi giới xuất khẩu lao động trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép với mức phạt tù từ 01 đến 15 năm.
  • Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Việc tuân thủ quy định về xuất khẩu lao động là cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an toàn cho người lao động. Chính phủ cần thực hiện các biện pháp chặt chẽ để đảm bảo mọi hình thức xuất khẩu lao động đều diễn ra một cách hợp pháp và minh bạch.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Quy định xuất khẩu lao động. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Quy định xuất khẩu lao động, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238