Trong nhiều năm qua, hợp tác thương mại luôn là điểm sáng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 6,78 tỷ USD năm 2005 lên 123,86 tỷ USD năm 2022. Đặc biệt, trong năm 2022, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Do đó, bên cạnh những vấn đề về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam cần phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật đầu tư của Mỹ, đặc biệt cần lưu ý những điều cấm khi đầu tư tại Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Những ngành nghề cấm khi đầu tư tại Mỹ
Các ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài nói chung và cấm đầu tư tại Mỹ nói riêng được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật, pháo nổ, mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm, mại dâm, mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người, kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Các ngành nghề cấm xuất khẩu, ví dụ vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam,…
Tại Mỹ, Chính phủ liên bang là cơ quan đặt ra các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Mỹ. Điều này là do yêu cầu cần phải có những quy định thống nhất khi hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến quốc phòng, trật tự công cộng, an ninh quốc gia. Nhìn chung, các nhà đầu tư không bị cấm đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào ở Mỹ, tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn có những hạn chế nhất định, có thể lấy một số ví dụ như:
- Sử dụng đất: Luật liên bang cho phép công dân Hoa Kỳ và các công ty được thành lập theo luật của bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ khai thác các vùng đất khoáng sản thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang bằng cách mua hoặc cho thuê đất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài bị cấm mua đất khoáng sản, họ chỉ được thuê đất nếu nước mà họ có quốc tịch trao cho công dân Mỹ quyền tương tự.
- Lĩnh vực năng lượng: Hạn chế lớn nhất nằm ở việc cấp giấy phép thương mại cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (AEC) có thể không cấp giấy phép sử dụng hoặc sản xuất năng lượng nguyên tử cho “người nước ngoài, hoặc bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào mà Ủy viên biết, hoặc có lý do để tin rằng được sở hữu, kiểm soát bởi một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ nước ngoài”.
- Thông tin vô tuyến: Mỹ cấm cấp giấy phép phát sóng trong các chuyến bay vận chuyển hoặc tại trạm hàng không cố định cho công dân nước ngoài hoặc đại diện của họ, các công ty được thành lập theo pháp luật luật nước ngoài và các công ty có hơn 1/5 số cổ phần là sở hữu nước ngoài.
Như vậy, các nhà đầu tư khi quyết định rót vốn vào thị trường Mỹ cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty mình, đặc biệt là các quy định cấm để tránh được các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai.
CFIUS (Ủy ban Đầu tư Nước ngoài vào Hoa Kỳ) sẽ có trách nhiệm kiểm soát và đánh giá các giao dịch đầu tư nước ngoài có tiềm năng ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Mỹ. CFIUS có thể yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài thông qua quá trình kiểm soát để đảm bảo rằng không có vấn đề an ninh quốc gia.
Những điều cấm đầu tư tại Mỹ theo quy định của Luật chống độc quyền liên bang
Các nhà đầu tư Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ hoặc tăng vị thế thị trường hiện tại của họ bằng cách mua lại một doanh nghiệp hiện có của Mỹ đều phải tuân thủ Luật chống độc quyền của liên bang. Đây là một tập hợp các luật của chính phủ liên bang và chính phủ quy định hành vi và tổ chức của các tập đoàn kinh doanh, nói chung để thúc đẩy cạnh tranh công bằng vì lợi ích của người tiêu dùng. Các đạo luật chính là Đạo luật Sherman năm 1890, Đạo luật Clayton năm 1914 và Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914. Những luật này nghiêm cấm:
- Các hành vi thông đồng được coi là hạn chế thương mại, cấm tạo ra độc quyền và lạm dụng quyền lực độc quyền.
- Các hành vi hạn chế cạnh tranh (cartel).
- Sử dụng quảng cáo để lừa đảo hoặc quảng cáo sai sự thật.
- Các hành vi như phân biệt giá dẫn tới sự suy giảm cạnh tranh đáng kể hoặc dẫn tới độc quyền, các hợp đồng cản trở người mua bán hàng cho đối thủ cạnh tranh của người bán, các hợp đồng ràng buộc, việc mua một công ty dẫn tới làm giảm cạnh tranh đáng kể và hội đồng giám đốc đan xen nhau giữa các đối thủ cạnh tranh.
Những điều cấm khi đặt tên công ty tại Mỹ
Nhà đầu tư Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp ở Mỹ cần chú ý đặt tên hợp pháp, đáp ứng được các yêu cầu của tiểu bang đối với tên gọi tương ứng với loại hình kinh doanh của công ty. Tên của công ty không được chưa những từ bị cấm hoặc hạn chế. Ví dụ: một tiểu bang có thể không cho phép từ “bảo hiểm” trong tên của một doanh nghiệp không phải là công ty bảo hiểm. Ngoài ra, để bảo vệ bản quyền về thương hiệu, nhãn hiệu, Mỹ cũng cấm các doanh nghiệp không được lựa chọn tên trùng với doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Xem thêm: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi đầu tư tại Mỹ?
Công ty Luật Siglaw (Siglaw Firm) đã chia sẻ về những điều cấm khi đầu tư tại Mỹ đối với các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Công ty Luật TNHH Siglaw để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chào và hẹn gặp lại trong các nội dung chia sẻ tiếp theo.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.