Trong hoạt động tài chính và kinh doanh, vai trò của nhà đầu tư là vô cùng quan trọng. Họ là những người đóng góp vốn và nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vậy nhà đầu tư là ai, có đặc điểm như thế nào? Mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Siglaw: Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư là gì?
Luật Đầu tư năm 2020 quy định 3 loại nhà đầu tư hiện nay là Nhà đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư trong nước và Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông
Vai trò của nhà đầu tư trong thị trường tài chính rất quan trọng. Họ không chỉ cung cấp vốn để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự ổn định và thanh khoản của thị trường. Thông qua các hoạt động đầu tư, nhà đầu tư giúp phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả, hỗ trợ các công ty trong việc huy động vốn để mở rộng hoạt động và tạo ra giá trị gia tăng
Nhà đầu tư và chủ đầu tư khác nhau như thế nào?
Nhà đầu tư và chủ đầu tư là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ đến việc đầu tư, nhưng hai khái niệm này lại có ý nghĩa và vai trò khác nhau.
Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 giải thích nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Còn khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
Từ góc độ thuật ngữ về mặt pháp lý, có thể hiểu nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Còn chủ đầu từ bắt buộc phải là tổ chức. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 2 chủ thể này là 2 chủ thể trong 2 lĩnh vực khác nhau và sự so sánh này chỉ dựa trên định nghĩa của 2 thuật ngữ theo luật.
Nhà đầu tư có thể đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức nào?
Các hình thức mà nhà đầu tư có thể đầu tư ở Việt Nam gồm:
(i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Đối với nhà đầu tư trong nước: thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Riêng với nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
(iii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC được ký kết nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước: Thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020.
Ngoài ra còn có các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về nhà đầu tư. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về tình hình đầu tư FDI, những lợi thế khi đầu tư FDI tại TPHCM. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về Thành lập công ty, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về nhà đầu tư. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về nhà đầu tư và các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về thủ tục đầu tư, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw