Nên thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?

Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh là không gian chuyên nghiệp và hiện đại, nơi kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây không chỉ là một địa điểm làm việc mà còn là biểu tượng của công ty. Mỗi loại hình có đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang phân vân giữa hai loại hình này. Bài viết dưới đây công ty luật Siglaw sẽ đi phân tích đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của hai loại hình này để phần nào giúp doanh nghiệp lựa chọn được loại hình mà họ mong muốn. 

So sánh văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Khái niệm Theo khái niệm tại khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020. 

Văn phòng đại diện có thể hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; là cơ quan đại diện của doanh nghiệp, hoạt động như một đại diện có thẩm quyền để bảo vệ và đại diện cho lợi ích của tổ chức mẹ. 

Trong vai trò này, VPDD không thực hiện trực tiếp các hoạt động kinh doanh, nhưng thay vào đó, tập trung vào việc đại diện cho doanh nghiệp để bảo vệ và thúc đẩy các quyền lợi, xây dựng mối quan hệ với cộng đồng kinh doanh và tổ chức liên quan. Điều này giúp tạo ra sự tương tác chặt chẽ và bảo vệ hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.

Theo khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 

Địa điểm kinh doanh là nơi chính thức mà doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh theo quy định của Điều 44 Luật doanh nghiệp. Theo quy định này, đây là điểm mà doanh nghiệp thực hiện các công việc kinh doanh cụ thể. Đáng chú ý, địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải trùng khớp với địa chỉ đăng ký của trụ sở chính. Điều này mang lại linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp với các nhu cầu và chiến lược kinh doanh cụ thể.

Chức năng kinh doanh Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty. Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh.
Con dấu, giấy phép Có con dấu riêng của văn phòng đại diện

Có Giấy chứng nhận hoạt động Văn phòng đại diện riêng

Không có con dấu riêng của địa điểm kinh doanh

Có Giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh riêng

Ký hợp đồng và xuất hóa đơn Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế

Không được đăng ký hay sử dụng hóa đơn

Mã số thuế Có mã số thuế 13 số, chính là số trên Giấy chứng nhận hoạt động VPDD Không có mã số thuế độc lập

Trong trường hợp địa điểm kinh doanh nằm trong cùng tỉnh thành phố với trụ sở chính của Công ty, các nghĩa vụ kê khai và nộp thuế sẽ được Công ty mẹ thực hiện cho địa điểm kinh doanh đó. 

Đối với các địa điểm kinh doanh ở ngoại tỉnh hoặc thành phố so với trụ sở chính, việc đăng ký mã số thuế phụ thuộc sẽ được thực hiện tại Cục thuế địa phương nơi đặt trụ sở của địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ kê khai sẽ tuân theo mã số thuế phụ thuộc tương ứng.

Nghĩa vụ thuế Thuế môn bài

Thuế thu nhập cá nhân 

Thuế môn bài
Thủ tục thành lập, thay đổi Chuẩn bị hồ sơ phức tạp hơn địa điểm kinh doanh

Trong trường hợp muốn thay đổi địa chỉ kinh doanh sang một quận khác, quy trình này còn đòi hỏi việc tiến hành các thủ tục xác nhận thuế trước khi thực hiện sửa đổi trên Giấy chứng nhận.

Chuẩn bị hồ sơ đơn giản hơn

Nếu thay đổi địa chỉ không cần làm thủ tục xác nhận thuế

Nên chọn thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh

Nên thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?
Nên thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?

Để chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp, cần xem xét hai mặt ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Đối với văn phòng đại diện

Ưu điểm:

  • Không phải nộp thuế môn bài: Việc này giúp giảm gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp.
  • Tiện lợi trong giao tiếp: Giao tiếp với khách hàng tại một vị trí thuận lợi hơn, không cần đến trực tiếp văn phòng chính của công ty.
  • Trưng bày sản phẩm: Có thêm một địa điểm thuận lợi để trưng bày và quảng bá sản phẩm, tăng cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chức năng hạn chế: Văn phòng đại diện chỉ đóng vai trò quảng bá, tiếp thị và giao dịch, không thể ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch mua bán trực tiếp.

Đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh

Ưu điểm:

  • Hoạt động kinh doanh đầy đủ: Địa điểm kinh doanh là nơi tổ chức các hoạt động buôn bán, giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch và tổ chức các sự kiện kinh doanh.
  • Mở rộng dễ dàng: Có thể mở địa điểm kinh doanh tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh thành, thuận tiện cho chi nhánh hoặc trụ sở chính của công ty.

Nhược điểm:

  • Quyền lực hạn chế: Chỉ có địa điểm kinh doanh mới không có quyền đăng ký con dấu riêng, và phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.
  • Khó khăn trong thủ tục thuế: Việc chưa có mã số thuế cho địa điểm kinh doanh gây khó khăn trong thực hiện các thủ tục thuế, đặc biệt là khi địa điểm này ở tỉnh thành phố khác với trụ sở chính.

Vậy tùy vào tình hình, nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp, cũng như những ưu điểm và nhược điểm của văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh mà công ty có thể chọn ra loại hình doanh nghiệp mà họ muốn thành lập.  

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238