NĐT nước ngoài được phép góp vốn bằng ngoại tệ nào?

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào một doanh nghiệp đã có sẵn tại thị trường Việt Nam sẽ tồn tại nhiều khó khăn về mặt thủ tục và rào cản, trong đó phải kể đến là vấn đề về tài sản là ngoại tệ dùng để góp vốn. Việc này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giúp phần nào đó đảm bảo cho việc đầu tư được diễn ra một cách thuận lợi. Qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ hướng dẫn bạn những quy định liên quan đến vấn đề NĐT nước ngoài được phép góp vốn bằng ngoại tệ nào? từ đó giúp các nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

Ngoại tệ là gì?

Theo điểm a khoản 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Như vậy, có thể hiểu ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. 

Quy định về góp vốn bằng ngoại tệ của NĐT nước ngoài

NĐT nước ngoài được phép góp vốn bằng ngoại tệ nào?
NĐT nước ngoài được phép góp vốn bằng ngoại tệ nào?

Căn cứ vào khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam”.

Ngoài ra, căn cứ vào các quy định về nghĩa vụ góp vốn của các loại hình công ty TNHH, chủ sở hữu hoặc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp vốn cho công ty “đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp”. Qua đó, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không yêu cầu các nhà đầu tư phải góp đủ vốn bằng tiền Việt Nam nếu họ đã đăng ký góp vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. 

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định như sau:

“1. Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật”.

Tổng hợp lại, căn cứ vào các quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại theo mức vốn góp của nhà đầu tư đã cam kết góp và được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành).

Trên đây là thông tin về việc nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn bằng ngoại tệ nào? Để được hỗ trợ thêm về pháp lý đầu tư, hãy liên lạc công ty luật Siglaw để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238