Mã ngành 9101: Hoạt động thư viện và lưu trữ

Trong kỷ nguyên thông tin số, thư viện và lưu trữ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Mã ngành 9101 bao gồm các hoạt động thư viện và lưu trữ. Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức do sự phát triển của công nghệ, các cơ hội mới cũng được mở ra khi thư viện và lưu trữ có thể khai thác các công cụ số hiện đại. Vậy mã ngành 9101 là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Mã ngành 9101 là gì?

Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành 9101 là về hoạt động thư viện và lưu trữ.

  • Nhóm này bao gồm các hoạt động đó là cung cấp sách báo, tranh ảnh, tài liệu, thông tin do các thư viện và cơ quan lưu trữ quốc gia, các phòng đọc, phòng nghe – nhìn thực hiện.
  • Phạm vi hoạt động bao gồm tổ chức thu thập (chuyên môn hoá và không chuyên môn hoá), làm thư mục, tìm kiếm theo yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc cất giữ sách, báo, tạp chí, phim, đĩa, băng, bản đồ… 
  • Đối tượng phục vụ của các hoạt động này là các sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học, các chính khách, các hội viên hoặc đông đảo quần chúng quan tâm.
Mã ngành 9101: Hoạt động thư viện và lưu trữ
Mã ngành 9101: Hoạt động thư viện và lưu trữ

Điều kiện kinh doanh ngành hoạt động thư viện

Hoạt động thư viện là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Do đó, để thành lập công ty hoạt động thư viện thì doanh nghiệp ngoài việc phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký kinh doanh theo thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện chuyên ngành, cụ thể:

Điều kiện  Căn cứ pháp lý
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh -Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, bao gồm tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn và tài liệu phục vụ cho người khuyết tật; có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có vị trí độc lập tại trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc giao thông thuận tiện;

b) Diện tích thư viện phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng đọc đa phương tiện, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

d) Bảo đảm ít nhất 100 m2 đối với không gian đọc tổng hợp dành cho người sử dụng thư viện; ít nhất 50 m2 dành cho khu vực phục vụ trẻ em và người khuyết tật;

đ) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

g) Tổ chức được dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ Nhân dân trên địa bàn đối với thư viện ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

-Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin – thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.

Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp huyện -Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

– Có ít nhất 10.000 bản sách với ít nhất 1.000 đầu sách; ít nhất 10 đầu báo, tạp chí (bao gồm báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

b) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm ít nhất 60 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

d) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

đ) Có phương tiện, thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;

e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

-Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều 12 Nghị định 93/2020/NĐ-CP
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã -Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

– Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

b) Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

-Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Điều 13 Nghị định 93/2020/NĐ-CP
Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành -Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

– Có ít nhất 2.000 bản sách, trong đó có ít nhất 500 đầu tài liệu số; có các đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

b) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100m2 đối với cơ quan, tổ chức của trung ương và 40 m2 đối với cơ quan, tổ chức của cơ sở;

c) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

d) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

-Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin – thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.

Điều 14 Nghị định 93/2020/NĐ-CP
Điều kiện thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng -Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.

– Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện hoặc đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Điều 19 Nghị định 93/2020/NĐ-CP

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Mã ngành 9101. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ bổ sung ngành nghề hoặc Thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238