Lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài

Công ty có vốn nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bao gồm công ty 100% vốn nước ngoài và công ty được đầu tư do có cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc được tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư góp vốn thành lập/mua vốn góp). Do đó khi thành lập công ty có vốn nước ngoài thì NĐT cần lưu ý những gì? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:

Những lưu ý khi thành lập Công ty có vốn nước ngoài

Lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài
Lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài

Tuân thủ pháp luật quốc tế và Việt Nam

Khi thành lập Công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam thì cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật của quốc gia đích – tức là pháp luật Việt Nam và các quy định của pháp luật đầu tư của nước họ.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ những hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hay các văn bản giữa Việt Nam và quốc gia nhà đầu tư mang quốc tịch để có thể đáp ứng trọn vẹn các điều kiện, thủ tục đầu tư cho chính xác. Dưới đây là một số văn bản mà Việt Nam đã tham gia ký kết mà các nhà đầu tư nước ngoài cần xem xét:

  • Hiệp định thương mại tự do FTAs 
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN – ACIA
  • Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện AJCEP
  • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ – AFAS 

Đáp ứng điều kiện đầu tư thành lập Công ty có vốn nước ngoài

*Điều kiện về tiếp cận thị trường

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào thị trường Việt Nam dưới hình thức thành lập Công ty có vốn nước ngoài thì nhà đầu tư sẽ phải chú ý đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều 9 Luật Đầu tư bao gồm: 

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế. 

Riêng với quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, tùy loại hình doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau. Ví dụ: tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước công ty đại chúng là 50% căn cứ quy định theo Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP còn đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể lên tới 100% căn cứ quy định của Điều 77 Luật Chứng khoán 2019

  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” 

* Điều kiện về ngành bị cấm, hạn chế kinh doanh

Các Công ty có vốn nước ngoài bị cấm đầu tư kinh doanh các ngành nghề hiện được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Hiện nay, các ngành nghề bị cấm kinh doanh gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định pháp luật;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần lưu ý một số ngành nghề bị hạn chế đầu tư quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để đáp ứng đủ các điều kiện trước khi đầu tư vào thị trường này, tránh các rủi ro không đáng có.

Lưu ý về vốn đầu tư và vốn điều lệ

Các hiệp định quốc tế đã cam kết mở cửa thị trường Việt Nam và pháp luật nước ta hiện nay chỉ quy định các điều kiện về mức vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ tối thiểu cần có khi tiến hành các hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong một số ngành nghề đặc biệt như giáo dục, phòng khám, bệnh viện, chứng khoán,…

Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực không có quy định về mức vốn đầu tư tối thiểu, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đầu tư có thể xác định mức vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của công ty cần chuẩn bị dựa trên một số yếu tố như: Khả năng và năng lực tài chính của cá nhân hoặc tổ chức; Phạm vi, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty; Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập; Giá trị của các hợp đồng sẽ ký kết với đối tác,…

Cần lưu ý rằng việc góp vốn đầu tư phải tuân thủ thời hạn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu vượt quá thời hạn này, ngân hàng có thể từ chối tiếp nhận vốn đầu tư. Đối với vốn điều lệ, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các nhà đầu tư phải góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc tuân thủ thời hạn này là rất quan trọng để duy trì tính pháp lý và hoạt động của công ty.

Lưu ý về lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của Công ty có vốn nước ngoài

Việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở của Công ty có vốn nước ngoài cũng vô cùng quan trọng trong quy trình thành lập Công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý một số quy định sau về việc lựa chọn trụ sở cho Công ty có vốn nước ngoài:

Thứ nhất, địa điểm thực hiện dự án hoặc trụ sở chính của công ty không được đặt tại căn hộ chung cư hoặc khu tập thể dùng cho mục đích ở. Điều này đảm bảo rằng không có sự xâm phạm vào quy định về sử dụng căn hộ chung cư cho mục đích thương mại.

Thứ hai, yêu cầu chứng minh trong trường hợp đặt trụ sở tại tòa nhà hỗn hợp, nhà đầu tư cần phải cung cấp một trong những tài liệu sau đây để chứng minh rằng phần diện tích được thuê được sử dụng cho mục đích thương mại như:

  • Quyết định phê duyệt dự án từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện) với thông tin chi tiết về địa chỉ trụ sở không thuộc căn hộ chung cư;
  • Giấy xác nhận từ Chủ đầu tư dự án về việc địa chỉ trụ sở không thuộc căn hộ chung cư;
  • Giấy xác nhận từ Ban Quản trị chung cư về việc địa chỉ trụ sở không thuộc căn hộ chung cư;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng thuê trụ sở chứa thông tin về địa chỉ không thuộc căn hộ chung cư;
  • Giấy xác nhận từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc địa chỉ trụ sở không thuộc căn hộ chung cư,…

Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư khi đối với Công ty có vốn nước ngoài

Các Công ty có vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam sẽ cần thực hiện việc báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương. Việc báo cáo này được thực hiện theo quý và theo năm, theo đó:

  • Báo cáo quý phải được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo. Báo cáo quý bao gồm các thông tin quan trọng như vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, số lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tình hình lao động, số thuế và các khoản nộp ngân sách, cũng như tình hình sử dụng đất và mặt nước.
  • Báo cáo năm cần hiện báo cáo năm trước ngày 31 tháng 3 của năm sau của năm báo cáo. Báo cáo năm bao gồm tất cả các chỉ tiêu của báo cáo quý, cùng với các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi tiêu và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, cũng như nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Việc báo cáo cần thực hiện online qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để đảm bảo tính chính xác và tính kịp thời của thông tin được cung cấp.

Địa chỉ: https://fdi.gov.vn/Pages/TrangChu.aspx 

Nếu không thực hiện việc báo cáo theo đúng quy định nhà nước thì mức xử phạt đối với hành vi này sẽ là:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238