Luật hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Nhu cầu sử dụng tiền trong mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Vì vậy, nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân đã sẵn sàng bất chấp vi phạm pháp luật để làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả. Điều đó gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Do tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này, luật hình sự đã có những quy định nghiêm khắc đối với các hành vi liên quan đến tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Tiền giả là gì?

Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành. ( quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2013/TT-NHNN )

Khi tiền giả được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng ngày, nó có thể gây thiệt hại tài chính lớn cho cá nhân và tổ chức, gây hoang mang cho người dân và làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. 

Tội làm, lưu trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Tội làm, lưu trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là một tội ghép của bốn hành vi phạm tội bao gồm làm tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển tiền giả và lưu hành tiền giả. 

Khi tổ chức, cá nhân thực hiện một trong bốn hành vi trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển tiền giả.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến sự phát triển của quốc gia như làm ảnh hưởng đến việc phát hành tiền, lưu hành và quản lý tiền tệ của Nhà nước. Do đó, pháp luật quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là tội phạm hình sự và có những hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi này.

Luật hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Luật hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

– Khách thể của tội phạm: Tội làm, lưu trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả xâm phạm sự độc quyền quản lý tài chính của Nhà nước thông qua việc phát hành tiền tệ. Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền Việt Nam giả.

– Mặt khách quan của tội phạm: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được thực hiện bằng một trong các hành vi sau:

Làm tiền giả là hành vi làm giả bằng phương pháp vẽ, sao chụp, tạo bản in, tiền giả,…

Tàng trữ tiền giả là hành vi cất giấu trái phép tiền giả ở một nơi nào đó ( trong người, trong nhà, nơi làm việc, vườn…) không kể thời gian dài hay ngắn nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng;

Vận chuyển tiền giả là hành vi vận chuyển tiền giả từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng bất kỳ hình thức nào như mang theo người, xe máy, vận chuyển qua đường bưu điện, máy bay…

Lưu hành tiền giả là hành vi tìm nguồn tiêu thụ, mua đi bán lại, đưa tiền giả dưới bất kỳ hình thức nào vào lưu thông trên thị trường.

Tội phạm này được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Số lượng tiền giả nhiều hay ít chỉ ảnh hưởng đến việc xác định khung tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội làm, lưu trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được thực hiện với lỗi cố ý.

Pháp luật hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Xử phạt hành chính

Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung. Đây là một hành vi vi phạm hình sự nên người phạm tội ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự ra thì còn có thể chịu mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Truy tố trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tùy thuộc theo từng trường hợp có thể bị xử lý như sau:

Trường hợp 1:

Người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Chuẩn bị phạm tội nghĩa là người phạm tội có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị như tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm.

Cụ thể trong trường hợp này, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm như mua sắm trang thiết bị để làm ra tiền giả, chứ chưa có xuất hiện tiền giả trong thực tế.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp 2:

Người có hành vi làm tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Theo quy định này, người làm ra tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển, lưu hành tiền giả chỉ cần đã có hành vi thực hiện các công việc trên, chưa xác định mức độ thiệt hại hay giá trị tiền giả là bao nhiêu đã bị xử lý vi phạm về hành vi này.

Ngoài ra, pháp luật không quy định độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả mà “người nào”, tức là bất cứ ai có năng lực hành vi và đến một độ tuổi nhất định thực hiện việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Trường hợp 3: Trị giá tiền giả tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Khác với quy định trên, trong trường hợp này pháp luật quy định rõ giá trị tiền giá tương ứng trong phạm vi từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tù với mức cao hơn trường hợp thứ nhất với khung hình phạt từ 05 năm đến 12 năm. Việc tăng hình phạt có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đã cao hơn so với trường hợp đầu tiên.

Trường hợp 4: Trị giá tiền giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên thì người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đây là khung hình phạt hình nặng nhất đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, cho thấy mức độ phạm tội khi tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng hoặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.

Mức phạt tù thấp nhất là 10 năm được áp dụng cho người phạm có tội nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu; tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án…

Ngược lại, hình phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng cho người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng khi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội lần thứ 02 trở lên….

Các khung hình phạt đã được Luật hình sự quy định. Tuy nhiên, khi tiến hành định tội thì cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể của người phạm tội để định tội. 

Nếu bạn còn những vấn đề cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238