Holding Company là gì? 06 Loại hình công ty Holding & Ưu, Nhược điểm

Trong kinh doanh, thuật ngữ “Holding Company” ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi các tập đoàn và doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng mô hình này để tối ưu hóa hoạt động và chiến lược đầu tư của họ. Vậy Holding Company là gì và cách nó hoạt động ra sao? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Holding Company là gì?

Holding Company là gì?

Công ty Holding hay còn Holding Company là một dạng công ty mẹ, có thể hoạt động dưới hình thức tập đoàn hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty Holding sở hữu đủ số lượng cổ phiếu cần thiết để nắm quyền biểu quyết trong một công ty khác, được gọi là công ty con. Các công ty con này có thể hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty Holding hoặc chỉ là đối tượng đầu tư của công ty Holding.

Trong thực tế, công ty Holding có quyền kiểm soát các chính sách và giám sát các quyết định quản lý của công ty con. Tuy nhiên, công ty Holding không can thiệp vào các chiến lược và phương thức hoạt động hàng ngày của công ty con. Nói cách khác, công ty Holding chủ yếu đóng vai trò giám sát và điều hành cấp cao mà không tham gia vào các hoạt động cụ thể của các công ty con.

Holding Company là gì?
Ví dụ minh họa về mô hình Holding Company

06 loại hình công ty Holding phổ biến

Có nhiều cách phân loại Holding Company dựa trên các yếu tố khác nhau như mục tiêu, quyền kiểm soát và hoạt động. Dưới đây là 6 loại công ty Holding phổ biến hiện nay, đó là:

  1. Operating Holding Company – công ty Holding về kinh doanh: Loại công ty này ngoài việc đầu tư vốn còn có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con;
  2. Investment Holding Company – công ty Holding về đầu tư: Là loại hình công ty mẹ chỉ chuyên về đầu tư, thuần túy nắm vốn và kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vốn;
  3. Management Holding Company – công ty Holding về quản lý điều hành: Là loại hình công ty mẹ đạt lợi nhuận từ lợi nhuận công ty con, có thể trực tiếp can thiệp vào các giao dịch của công ty con.
  4. Holding company thuần khiết: Quản trị holding dựa trên việc sở hữu cổ phần khi đó công ty mẹ không tham gia vào hoạt động kinh doanh nào của công ty con mà chỉ kiểm soát hoạt động.
  5. Công ty Holding hỗn hợp: Công ty mẹ hỗn hợp sẽ mang tính chất công ty điều hành kiểm soát & tham gia các hoạt động của công ty con.
  6. Công ty Holding quản trị trung gian: mô hình này công ty mẹ là con của 1 công ty khác khi đó công ty mẹ chỉ mang tính chất trung gian nắm cổ phiếu & có quyền biểu quyết kiểm soát công ty con.

Ưu điểm của mô hình Holding Company

  • Danh tính của chủ sở hữu công ty Holding thường được giữ kín, không được công khai rộng rãi và ít khi được đề cập trên phương tiện truyền thông;
  • Việc chuyển nhượng tài sản trở nên thuận tiện hơn đối với những người sở hữu số lượng lớn cổ phần ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thay vì phải chuyển nhượng từng phần, chủ sở hữu có thể dễ dàng chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc cổ phần dưới danh nghĩa công ty Holding một cách nhanh chóng và đơn giản;
  • Chi phí thuế có thể được giảm bớt bằng cách chia nhỏ quy mô công ty và đặt các công ty con ở những khu vực có thuế suất thấp hơn;
  • Việc phân chia các công ty con thành nhiều lĩnh vực khác nhau giúp dễ dàng thu hút vốn đầu tư, vì hầu hết các nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến những lĩnh vực cụ thể mà họ đầu tư;
  • Chủ sở hữu có thể dựa vào hiệu quả hoạt động của các công ty con để đánh giá nhu cầu thị trường và điều chỉnh vốn đầu tư. Ví dụ, chủ sở hữu có thể rút hoặc giảm vốn đầu tư vào các công ty hoạt động kém hoặc đã bão hòa, để chuyển hướng đầu tư vào những công ty có tiềm năng phát triển;
  • Chi phí doanh nghiệp được tối ưu hóa thông qua việc cho vay giữa các công ty con, chuyển dịch vốn và lợi nhuận giữa các công ty;
  • Rủi ro bị đổ vỡ theo dây chuyền được giảm thiểu, khi một công ty con có nguy cơ phá sản, chỉ có giá trị của công ty Holding bị ảnh hưởng, thay vì gây ra sự sụp đổ cho toàn bộ chuỗi công ty. Điều này giúp các công ty quy mô lớn có khả năng tự vệ tốt hơn.

Nhược điểm của mô hình Holding Company

Hạn chế lớn nhất của mô hình Holding Company có thể là xung đột lợi ích giữa các cổ đông của công ty Holding và các công ty con, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ. Việc phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông thường không đồng đều và có thể gây ra tranh cãi giữa công ty con và công ty Holding. Tuy nhiên, công ty Holding thường có lợi thế hơn nhờ vào việc sở hữu nhiều cổ phần và quyền quản lý, kiểm soát các công ty con.

Mô hình Holding Company mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc quản lý tập trung và tối ưu hóa danh mục đầu tư. Hiểu rõ các loại Holding Company và các yếu tố liên quan giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt trong việc áp dụng mô hình này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Holding Company là gì? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Holding Company vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238