Góp vốn vào công ty bằng chuyển khoản hay tiền mặt?

Việc góp vốn vào công ty là một điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp được thành lập. Pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể các vấn đề liên quan tới việc góp vốn. Vây câu hỏi đặt ra là chủ thể góp vốn nên góp vốn vào công ty bằng chuyển khoản hay tiền mặt. 

Góp vốn vào công ty là gì?

Góp vốn vào công ty là việc đóng góp tài sản để tạo thành vốn cổ phần của một công ty, doanh nghiệp có thể bao gồm cả việc góp vốn thành lập công ty và góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Vậy mục đích của việc góp vốn là tạo ra 1 nguồn tài chính để công ty được thành lập và hoạt động. Nếu không góp đủ vốn hoặc cam kết góp đủ vốn trong thời hạn quy định, công ty sẽ không được cấp phép hoạt động. 

Tài sản góp có thể bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ có thể chuyển đổi tự do, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, và các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Trong trường hợp đóng góp vốn bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, có hai hình thức đóng góp vốn là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Điều đáng chú ý là quy định này tạo ra một không gian lớn cho các bên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, cho phép họ tự do thỏa thuận và xác định những loại tài sản khác có thể đóng góp vốn… Ngoài ra, các bên tham gia thành lập công ty có thể đóng góp vốn thông qua các hình thức như đóng góp tài sản, đóng góp tri thức, hoặc tham gia hoạt động và công việc theo quy định của pháp luật.

Góp vốn vào công ty bằng chuyển khoản hay tiền mặt
Góp vốn vào công ty bằng chuyển khoản hay tiền mặt

Có các loại vốn góp nào trong công ty?

Hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định về hình thức góp vốn vào công ty bao gồm:

  • Bằng tài sản
  • Bằng quyền sử dụng
  • Bằng quyền sở hữu trí tuệ
  • Bằng sản nghiệp thương mại. Ví dụ như: Cửa hàng kinh doanh,…
  • Bằng tri thức

Nên góp vốn vào công ty bằng chuyển khoản hay tiền mặt?

Theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Thông tư 09/2015/TT-BTC, trong quá trình góp vốn vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp không được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, mà phải lựa chọn một trong những phương thức sau đây:

  • Thanh toán bằng Séc.
  • Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển khoản.
  • Sử dụng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp theo quy định hiện hành.

Công văn số 786/TCT-CS của Tổng Cục Thuế, ban hành ngày 01/03/2016, đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy định này như sau:

“Theo Điều 6 của Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt, các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Quy định này không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp.”

Do đó, đối với doanh nghiệp, việc góp vốn vào công ty phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản và không được sử dụng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Khi nào cá nhân không được góp vốn bằng tiền mặt?

Khi doanh nghiệp nhận vốn góp từ cá nhân và tồn tại các trường hợp pháp luật đặc biệt, như việc công ty có vốn nước ngoài phải tuân theo quy định quản lý vốn góp và thực hiện quy trình góp vốn qua tài khoản đầu tư của công ty.

Vì vậy, khi cá nhân muốn góp vốn vào công ty, tất cả thành viên và cổ đông công ty đều phải thực hiện việc chuyển khoản nếu góp vốn bằng tiền. Trên thực tế, ngân hàng quản lý tài khoản đầu tư thường từ chối nhận tiền mặt vào tài khoản, ngay cả khi người góp vốn là cá nhân Việt Nam.

Lưu ý khi góp vốn vào công ty

Phạt hành chính với các vi phạm về thanh toán giao dịch góp vốn bằng tiền mặt

Theo Điều 26, Điểm a của Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 143/2021/NĐ-CP), vi phạm quy định về thanh toán bằng tiền mặt sẽ bị phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Tuy nhiên, so sánh với Điểm b, Khoản 3 của Điều 3 của cùng nghị định, mức phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm, trong khi đối với tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ là gấp đôi.

Vì vậy, doanh nghiệp góp vốn thanh toán bằng tiền mặt sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 300 – 400 triệu đồng. Đồng thời, họ cũng sẽ phải nộp số tiền này vào ngân sách Nhà nước do có lợi ích không hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 

Tài sản đóng góp vào vốn không yêu cầu lập hóa đơn, kể cả trong trường hợp của các dự án đầu tư

Tài sản đóng góp vào vốn không cần phải được ghi nhận trên hóa đơn, chỉ cần có một trong những điều kiện sau: Biên bản đóng góp vốn; Biên bản định giá hoặc văn bản định giá từ tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, cùng với hồ sơ chứng minh nguồn gốc của tài sản.

Chi phí lãi vay để đóng góp vào vốn được xem xét là hợp lý

Lãi vay để đóng góp vào doanh nghiệp khác chỉ được chấp nhận khi phát sinh sau khi vốn điều lệ đã được đóng góp đủ.

Không thể tăng vốn bằng giá trị gia tăng của tài sản cố định.

Giá trị của một tài sản có thể tăng lên tại một thời điểm nào đó, nhưng giá trị gia tăng không thể sử dụng để tăng vốn điều lệ. Công ty chỉ có thể điều chỉnh giá trị tài sản cố định trong các trường hợp sau: theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trong quá trình tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp; khi sử dụng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Tăng vốn qua việc trả cổ tức và khai báo nộp thuế.

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác, được tính sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp công ty chi trả cổ tức bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, cổ tức được chia bằng cổ phiếu thưởng và không chịu thuế đầu tư vốn 5% tại thời điểm đó.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238