Thị trường lao động luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động tại Việt Nam ngày càng phát triển, người Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo đó mà tăng lên một cách đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam và quốc tế. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng hay còn gọi là hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp cần phải có giấy phép xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được về thời hạn cả các loại giấy tờ
Giấy phép xuất khẩu lao động là gì?
Giấy phép xuất khẩu lao động ( hay còn gọi là giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là giấy phép mà doanh nghiệp phải có khi kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Đây là căn cứ pháp lý chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện để hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
Đặc điểm của Giấy phép xuất khẩu lao động
Có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng
Hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội bằng tiếng anh ( được in chìm)
Giấy bìa cứng kích thước khổ A4 ( 21cm x 29,7cm ) khung viền màu xanh
Điều kiện để xin Giấy phép xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ điều kiện theo Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
– Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
– Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
– Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
– Có số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tai Điều 9 của Luật này
– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Có trang thông tin điện tử
Giấy phép xuất khẩu lao động có thời hạn bao lâu?
Theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì Giấy phép xuất khẩu lao động là loại giấy phép có thời hạn. Thời hạn của giấy phép là 05 năm; được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 05 năm
Nếu còn thắc mắc về giấy phép xuất khẩu lao động vui lòng liên hệ công ty luật Siglaw:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw