Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Nhằm giúp cơ quan nhà nước quản lý các loại hóa chất nguy hiểm và kiểm soát mức độ rủi ro của các hoạt động vận chuyển cũng như quy định rõ về các đơn vị vận tải được phép thực hiện vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm này. Vậy, cần phải nắm được những thông tin gì về giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? Trình tự, thủ tục ra sao để được cấp giấy phép? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng những thông tin cần thiết để Quý khách hàng có thể nắm rõ thông tin.

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là gì?

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là văn bản bao gồm các thông tin liên quan đến vận chuyển loại hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia khi chở trên đường bộ hoặc đường nội thủy.

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Nội dung của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

  • Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
  • Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm;
  • Hành trình, lịch trình vận chuyển;
  • Thời hạn của giấy phép.
  • Ngoài ra, sẽ cần phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện trong trường hợp cấp giấy theo từng chuyến hàng.

Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có thời hạn không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện, được cấp theo từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm hoặc từng chuyến hàng

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

  • Hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 (trừ hóa chất bảo vệ thực vật) sẽ do Bộ Công an cấp;
  • Hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 sẽ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp;
  • Hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
  • Hàng hóa nguy hiểm loại 7 sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
  • Căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm, Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
  • Các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
  1. a) Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
  2. b) Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
  3. c) Nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
  4. d) Hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;

đ) Các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Đối với mỗi loại hàng hóa nguy hiểm sẽ cần những hồ sơ chi tiết khác nhau nhưng tuy nhiên về cơ bản sẽ cần những giấy tờ: 

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm 
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Bản sao hoặc Bản chính Bảng kê: Danh sách phương tiện tham gia vận chuyển, danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển, 
  • Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển
  • Ngoài ra, còn các giấy tờ cần bổ sung theo từng loại hàng hóa nguy hiểm.

Thủ tục cấp Giấy phép Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

  • Nộp trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và đưa ra câu trả lời ngay;
  • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết xem xét tính đầy đủ trong thời hạn không quá 1 ngày; nếu hồ sơ chưa đủ, cơ quan giải quyết thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
  • Đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 sẽ được thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong thời hạn 05 ngày làm việc. Cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do vì sao không cấp Giấy phép.

Thủ tục cấp lại Giấy phép Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Thay đổi nội dung Giấy phép, bị mất, bị hỏng hoặc bị thu hồi, bị tước

Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định đến cơ quan cấp Giấy phép. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp có sự thay đổi liên quan đến nội dung hoặc bị thu hồi, bị tước của Giấy phép trong thời hạn 3 ngày làm việc. Đối với trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, thời hạn cấp lại Giấy phép là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Thay đổi phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện 

Đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển. Kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế trong thời hạn 1 ngày làm việc. Trường hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.

Các trường hợp bị thu hồi giấy phép Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:

  • Cung cấp bản sao trong thành phần hồ sơ không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch;
  • Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
  • Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của người vận tải.

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu. 
  • Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này khi đăng ký cấp giấy phép. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238