Dịch vụ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại Hà Nội

Hà Nội là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Nơi đây tập trung các hoạt động thương mại, giao thương buôn bán, kinh doanh cùng nguồn nhân lực lao động lớn. Do đó không ít những nhà đầu tư nước ngoài chọn Hà Nội là nơi để đầu tư thành lập doanh nghiệp, một trong số đó là việc mở cơ sở bán lẻ để tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, để thành lập cơ sở bán lẻ hàng hoá, nhà đầu tư nước ngoài cần đạt yêu cầu một số điều kiện và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Trong bài viết dưới đây, Siglaw sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cụ thể là tại Hà Nội. 

Cơ sở bán lẻ là gì?

Thông thường, khi nhắc đến bán lẻ, ta nghĩ đến việc bán hàng hoá cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng mục đích tiêu dùng (khác với bán buôn là bán với số lượng lớn cho những tổ chức, thương nhân). Do đó khi bán lẻ, sẽ phải thành lập cơ sở bán lẻ.

Cơ sở bán lẻ có nhiều dạng thức khác nhau, ví dụ:

  • Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ những mặt hàng tiêu dùng nhanh: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khoẻ, hoá mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày 
  • Siêu thị mini dưới 500 mét vuông và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật 
  • Nhiều cơ sở bán lẻ còn được tổng hợp trong trung tâm thương mại

Những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập thêm cơ sở bán lẻ ở Việt Nam hoặc lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với điều kiện đã có ít nhất một cơ sở bán lẻ thứ nhất tại Việt Nam. Khi lập cơ sở bán lẻ thứ nhất hay lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì cần có Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ.  

Dịch vụ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại Hà Nội
Dịch vụ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại Hà Nội

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

  • Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ 
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý 

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Có các điều kiện như trên và nếu phải kiểm tra nhu cầu kinh tế thì đáp ứng thêm tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế, bao gồm: 

  • Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
  • Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
  • Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
  • Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
  • Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể: (1) Tạo việc làm cho lao động trong nước; (2) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; (3) Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; (4) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hồ sơ để xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại Hà Nội

Giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở thường được yêu cầu cùng nhau. Giấy phép kinh doanh được cấp và các tài liệu địa điểm lập cơ sở bán lẻ phải có trước khi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; tuy nhiên cũng có thể cấp đồng thời tuỳ trường hợp. 

Quy định chung về hồ sơ

Với cấp Giấy phép kinh doanh 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh: mẫu số 01 tại Phụ lục Nghị định 09/2018/NĐ-CP)
  • Bản giải trình:
  • Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng; Kế hoạch kinh doanh (nội dung, phương thức, trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu lao động; đánh giá tác động; hiệu quả kinh tế -xã hội) 
  • Kế hoạch tài chính: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất (nếu đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên); giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính. 
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (nếu có). 

Với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: Mẫu số 04 Phụ lục Nghị định 09/2018/NĐ-CP) 
  • Bản giải trình: 
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ; địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 điều 22 nghị định trên; kèm tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ 
  • Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có) 
  • Bản giải trình các tiêu chí ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) (trong trường hợp cần ENT

Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất có cùng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính

  • Được quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

Trình tự trong trường hợp phải thực hiện ENT

  • Hình thức gửi: trực tiếp; đường bưu điện hoặc mạng điện tử
  • Số bộ hồ sơ: 2 bộ 
  • Các bước thực hiện 

Bước 1: Gửi hồ sơ đến Sở Công Thương Hà Nội 

Địa chỉ: 331, đường Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội 

Điện thoại: 024 2215 5527

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Bước 3: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra việc đáp ứng điều kiện(Khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP) 

Nếu đủ điều kiện, Sở Công Thương Hà Nội đề xuất thành lập hội đồng ENT

Nếu không đủ điều kiện sẽ có văn bản nêu rõ lí do 

Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Uỷ ban nhân dân cấp thành phố Hà Nội thành lập Hội đồng ENT

Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất theo đánh giá của Hội đồng ENT 

Bước 6: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất kết luận. Nếu được cấp phép, Sở Công Thương Hà Nội gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương

Bước 7: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương ra văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; nếu từ chối phải có văn bản nêu rõ lí do. 

Bước 8: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu Bộ Công Thương từ chối, phải có văn bản nêu rõ lí do. 

Trình tự trong trường hợp không phải thực hiện ENT 

  • Hình thức gửi: trực tiếp; đường bưu điện hoặc mạng điện tử
  • Số bộ hồ sơ: 2 bộ 
  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Gửi hồ sơ đến Sở Công Thương Hà Nội

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra việc đáp ứng điều kiện (Khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP) 

Nếu không đủ điều kiện, Sở Công Thương Hà Nội có văn bản trả lời nêu rõ lí do

Nếu đủ điều kiện, Sở Công Thương Hà Nội gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương 

Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương ra văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; nếu từ chối phải có văn bản nêu rõ lí do.

Bước 5: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu Bộ Công Thương từ chối, phải có văn bản nêu rõ lí do. 

  1. Trường hợp các tổ chức kinh tế theo quy định điểm b, c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì phải thực hiện thủ tục Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thực hiện thủ tục cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ (hồ sơ như trên) 
  2. Trường hợp Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ 

Hồ sơ Giấy phép kinh doanh như trên nhưng bổ sung thêm Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh. 

Hồ sơ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sẽ là cho phép cơ sở bán lẻ tiếp tục hoạt động, bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động.
  • Bản giải trình cơ sở bán lẻ có nội dung:
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP giải trình các tiêu chí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định trên, trong trường hợp đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định trên; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
  • Tình hình kinh doanh của cơ sở bán lẻ; kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh của cơ sở bán lẻ;
  •  Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất;
  • Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất; kế hoạch tài chính; kèm theo tài liệu về tài chính;
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh (nếu có).
  • Trình tự, thủ tục trong trường hợp này cũng được quy định riêng: 

Bước 1: Gửi trực tiếp hai bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nội dung thay đổi 

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và gửi hồ sơ tới Sở Công Thương Hà Nội nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động;

Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép,, trường hợp đề xuất không cấp phép phải có văn bản trả lời Bộ Công Thương và nêu rõ lý do;

Bước 5:  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Công Thương Hà Nội, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Sở Công Thương Hà Nội và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định trên để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do

Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Để được tư vấn toàn diện hơn vui lòng liên hệ công ty Luật Siglaw:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238