Không phải tất cả người lao động nào cũng hiểu rõ về quyền lợi và các vấn đề liên quan đến chế độ nghỉ phép. Đặc biệt đối với người lao động nước ngoài, họ sẽ không nắm được các quy định mà pháp luật Việt Nam quy định. Cụ thể như lịch nghỉ phép năm do quy định nào điều chỉnh, số ngày nghỉ phép được hưởng theo quy định là bao nhiêu ngày… Vậy Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chế độ nghỉ phép của người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Chế độ nghỉ phép là gì?
Chế độ nghỉ phép là quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… theo quy định của Luật Lao động Việt Nam. Tùy vào từng trường hợp và tùy vào điều kiện công việc có tính chất ra sao mà người lao động sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép khác nhau.
Quy định về số ngày nghỉ phép, là một chế độ quan trọng dành riêng cho người lao động được quy định cụ thể tại Bộ Luật Lao động 2019. Mục tiêu của chế độ này là đảm bảo lợi ích cho người lao động về thời gian nghỉ phép khi họ đang làm việc tại một doanh nghiệp cụ thể, và đồng thời, họ vẫn được hưởng lương theo quy định.
Chế độ nghỉ phép của người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật hiện nay
Đối với các ngày lễ, Tết
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần mà trùng với ngày lễ Tết của Việt Nam thì người lao động nước ngoài được nghỉ bù, còn trường hợp ngày nghỉ lễ Tết của Việt Nam trùng với ngày nghỉ Quốc khánh của nước ngoài thì không có quy định về việc nghỉ bù.
Đối với lịch nghỉ hằng năm
Tùy trường hợp, tính chất công việc cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày làm việc. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc;
Tương tự ngày nghỉ phép năm tăng lên 14 ngày đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tăng lên 16 ngày đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Đối với chế độ nghỉ việc riêng
* Trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà hưởng nguyên lương:
– Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
– Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
– Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; vợ hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.
* Trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà không hưởng lương:
Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh/chị/em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
Ngoài những trường hợp nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương vào ngày khác.
Tương tự chế độ nghỉ phép năm, chế độ nghỉ việc riêng của lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc cũng được áp dụng như những lao động trong nước.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính nếu không cho người lao động nước ngoài nghỉ phép năm
Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trường hợp không để người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Chế độ nghỉ phép của Người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ Xin giấy phép và thẻ tạm trú cho lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw