Các nguyên tắc kinh doanh cho thuê lại lao động

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng lao động linh hoạt ngày càng tăng cao ở các doanh nghiệp. Thay vì tuyển dụng trực tiếp, nhiều công ty đã lựa chọn giải pháp cho thuê lại lao động (labor hire) để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn nhân lực. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động giúp người đọc hiểu rõ hơn về dịch vụ này.

Khái niệm về cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động đang trở thành xu hướng tuyển dụng phổ biến của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Lao động năm 2019, cho thuê lại lao động là hình thức người lao động ký hợp đồng với doanh nghiệp cho thuê lao động, sau đó chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác dưới sự quản lý của doanh nghiệp đó, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê ban đầu.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động cho thuê lại lao động

Các nguyên tắc kinh doanh cho thuê lại lao động
Các nguyên tắc kinh doanh cho thuê lại lao động

Đặc điểm của hoạt động cho thuê lại lao động

Hoạt động cho thuê lại lao động có một số đặc điểm chính sau:

  • Có 03 bên tham gia bao gồm: Người lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động thuê;
  • Là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới được phép thực hiện;
  • Chỉ áp dụng cho một số loại công việc cụ thể như phiên dịch, thư ký, hướng dẫn du lịch, hỗ trợ bán hàng, lập trình, vận hành máy móc thiết bị, …
  • Người lao động ký hợp đồng với doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhưng làm việc tại doanh nghiệp khác dưới sự điều hành của họ.

Như vậy, đây là hình thức cho thuê lại lao động có tính chất đặc thù, chỉ áp dụng cho một số trường hợp công việc cụ thể.

Nguyên tắc của hoạt động cho thuê lại lao động

Hoạt động cho thuê lại lao động cần tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 để đảm bảo quyền lợi của ủa người lao động:

  •  Thời hạn cho thuê tối đa là 12 tháng đối với mỗi lao động;
  • Phải có thỏa thuận trách nhiệm bồi thường tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  • Bên thuê không được sử dụng lao động thuê để thay thế lao động đang thực hiện quyền đình công hay đang tranh chấp lao động;
  • Nghiêm cấm việc chuyển người lao động thuê cho bên thứ ba hoặc sử dụng lao động từ đơn vị không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
  • Bên thuê chỉ được sử dụng lao động thuê trong các trường hợp như đáp ứng tăng nhu cầu nhân sự tạm thời, thay thế lao động nghỉ thai sản, tai nạn, hoặc có nhu cầu nhân sự trình độ chuyên môn cao.

Như vậy, hoạt động này cần đảm bảo lợi ích của cả 3 bên cũng như tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Lưu ý về hợp đồng cho thuê lại lao động

Hợp đồng cho thuê lại lao động là một bước quan trọng trong hoạt động cho thuê lại lao động. Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng này phải được ký kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lao động và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động;
  • Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  • Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại.

Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

Như vậy, hoạt động cho thuê lại lao động đang dần trở thành xu hướng tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo hoạt động này tuân thủ pháp luật, các bên liên quan cần nắm rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc theo quy định của Bộ luật Lao động.

Nếu bạn có thắc mắc nào xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238