Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cần phải đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của du khách, đồng thời đảm bảo an toàn, các tiện nghi và dịch vụ thoải mái nhất. Cơ sở Lưu trú du lịch không chỉ là nơi dừng nghỉ của khách du lịch mà còn là điểm đến để trải nghiệm văn hóa địa phương cho du khách. Vậy hiện nay pháp luật quy định có các loại hình lưu trú du lịch nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Các loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hiện nay
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Hiện nay có các hình thức kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch như sau:
(1) Khách sạn
(2) Làng du lịch
(3) Biệt thự du lịch
(4) Căn hộ du lịch
(5) Bãi cắm trại du lịch
(6) Nhà nghỉ du lịch
(7) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
(8) Các cơ sở lưu trú du lịch khác
Điều kiện để kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Trong quá trình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, việc thực hiện đăng ký kinh doanh trở thành một bước quan trọng và bắt buộc theo quy định của pháp luật. Điều này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì uy tín trong ngành. Đây là biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì tuân thủ pháp luật, tránh được các vấn đề pháp lý không mong muốn và tăng cường sự minh bạch trong quá trình kinh doanh. Đây cũng là hình thức giúp Nhà nước có thể kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh này.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cá nhân hay tổ chức buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện và quy định của pháp luật, đặc biệt là những vấn đề quan trọng như an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điều kiện về an ninh, trật tự là yếu tố chính quyết định đến sự an toàn và ổn định trong các cơ sở lưu trú du lịch. Việc đảm bảo môi trường an toàn, không xâm phạm đến quyền lợi và tính mạng của khách hàng là trách nhiệm hàng đầu của mọi doanh nghiệp.
Về phòng cháy và chữa cháy, doanh nghiệp cần tuân thủ mọi quy định về thiết bị an toàn, lối thoát hiểm, và kế hoạch ứng phó với hỏa hoạn. Điều này giúp không chỉ người lưu trú mà còn giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của của mình. Quy định về phòng cháy và chữa cháy cũng đặt ra các tiêu chuẩn cần đáp ứng cho việc cấp phép kinh doanh.
An toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng đối với ngành lưu trú du lịch. Các cơ sở kinh doanh cần tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn. Việc này không chỉ tạo lòng tin cho khách hàng mà còn ngăn chặn rủi ro về sức khỏe công cộng.
Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cá nhân hay tổ chức cần phải đáp ứng một số điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ để đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách du lịch. Điều này bao gồm việc có các công trình xây dựng và trang thiết bị đảm bảo an toàn, thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.
Tùy từng hạng cơ sở lưu trú mà doanh nghiệp cần trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ khác nhau, nhằm đáp ứng các hạng cơ sở lưu trú khác nhau.
Hồ sơ đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Quy trình xin công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ: đến cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc vào cơ sở lưu trú, cá nhân, tổ chức thực hiện gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng
Thời hạn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch?
Đối với cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao thẩm quyền thẩm định cơ sở lưu trú là do Tổng cục Du lịch thẩm định. Đối với các cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao, Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
Thời hạn của quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 50 Luật Du lịch 2017, thời hạn của quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch là 05 năm. Như vậy, sau mỗi 05 năm, cá nhân, tổ chức cơ sở lưu trú du lịch phải thực hiện đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch theo quy định
Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ Thành lập, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch xin hãy liên hệ với công ty luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw