Bồi thường thiệt hại vẫn luôn là một vấn đề diễn ra thường ngày trong xã hội. Trong hoạt động tố tụng hình sự đã xảy ra nhiều vụ việc kết án “oan sai”, làm oan người vô tội, khiến cho cá nhân, tổ chức phải chịu nhiều thiệt hại về mặt vật chất lẫn tinh thần. Để khắc phục hậu quả, các cơ quan tiến hành tố tụng cần thi hành trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo đảm quyền của những người bị ảnh hưởng. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự.
Bồi thường thiệt hại là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS). Tuy nhiên, khác với trách nhiệm BTTH trong vụ án dân sự, trong vụ án hình sự, trách nhiệm BTTH được áp dụng theo thủ tục tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh, thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, chủ thể phải bồi thường là tội phạm và có xem xét mức độ lỗi.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có lỗi: Lỗi ở đây là các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải được nhận dạng bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm: Thiệt hại được bồi thường do xâm phạm phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Phạm vi bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định về những trường hợp người được bảo đảm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự:
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.
Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.
Có thể thấy, chủ thể được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ở đây là những cá nhân bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật; họ đã phải gánh chịu nhiều tổn thất về mặt tinh thần cũng như chịu nhiều thiệt hại về vật chất. Vì vậy, những cá nhân, tổ chức bị buộc tội trái pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới vấn đề bồi thường thiệt hại, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw