Các dự án nhiệt điện đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh cả nước. Ở nước ta, phát triển mạnh nhất đang là nhiệt điện than, tuy chỉ chiếm hơn 30% công suất nhưng lại chiếm tới 50% sản lượng điện cung cấp cho cả nước. Ngoài nhiệt điện than, phát triển nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng ứng dụng vào sản xuất điện đang là một hướng đi được xem xét đến, do tính hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong bài viết này, công ty luật Siglaw chia sẻ về hoạt động đầu tư dự án nhiệt điện – những khó khăn, thuận lợi và thủ tục cần biết.
Những khó khăn gặp phải khi đầu tư dự án nhiệt điện tại Việt Nam
Thứ nhất, Áp lực giá nguyên liệu tăng cao: Dưới áp lực lạm phát, hàng loạt các nguyên liệu đầu vào cơ bản đều bật tăng trở lại sau giai đoạn điều chỉnh do khủng hoảng năng lượng trên thế giới do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Trong đó, giá than và giá dầu tiếp tục xu hướng tăng mạnh.
Thứ hai, đối với nhóm doanh nghiệp nhiệt điện than đang gặp khó thêm khi các tổ chức quốc tế không còn hỗ trợ vay vốn để phát triển dự án nhiệt điện than do lo ngại ô nhiễm môi trường, đặc biệt các ngân hàng đầu tư lớn tại châu Âu, Nhật Bản… đi đầu trong xu hướng hạn chế cấp vốn tài trợ dự án nhiệt điện than.
Thứ ba khung chính sách cũng như cơ chế quản lý Nhà nước đối với ngành năng lượng còn nhiều điểm chua phù hợp với tình hình mới hiện nay, các thủ tục đầu tư còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện của Việt Nam còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển.
Thuận lợi khi đầu tư dự án nhiệt điện
Thứ nhất, nhiệt điện khí và nhiệt điện than được đánh giá là hưởng lợi hơn trong bối cảnh thủy điện suy yếu. Do Pha El Nino sẽ gây ra thời tiết nóng hơn với những đợt hạn hán kéo dài hơn dự kiến, thiếu hụt nguồn cung cho thủy điện;
Thứ hai, mặt bằng giá than trong nước ổn định là lợi thế lớn cho các nhà máy nhiệt điện than nội địa trong bối cảnh giá than thế giới tăng cao. Hơn nữa, các nhà máy than miền Bắc thường ghi nhận chi phí vận chuyển thấp hơn với nguồn đầu vào được đảm bảo do vị trí gần mỏ than.
Thứ ba, Việt Nam hiện nay xếp hạng thứ 20 toàn cầu về sử dụng các nhà máy nhiệt điện than. Vào năm 2030, lượng than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than sẽ gấp 15 lần khiến cho Việt Nam trở thành nước sử dụng than nhiều thứ 8 trên thế giới. Với nhu cầu lớn như vậy, các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Thứ tư, nhiệt điện khí hiện nay cũng rất được nhà nước quan tâm vì đó là đối tượng chính trọng tâm chuyển dịch năng lượng nhằm cắt giảm khí CO2 và cam kết môi trường của các nước trên thế giới, trong đó khí LNG là lựa chọn nhằm cung cấp điện ổn định với nhiên liệu sạch hơn, phát thải ít hơn so với than đá trước khi chuyển hẳn sang các dạng năng lượng tái tạo hay Hydro trong tương lai. Lượng cung khí LNG trên thế giới đang dồi dào với giá cạnh tranh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án điện khí. Điện khí dễ được các tổ chức tín dụng trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi để thu xếp vốn cho dự án, cũng như được ủng hộ từ các nước/tổ chức sản xuất, cung cấp LNG. Thời gian xây dựng một nhà máy điện khí nhanh hơn so với các nhà máy nhiệt điện than.
Những ưu đãi của Việt Nam đối với dự án FDI đầu tư nhiệt điện
Khi thực hiện dự án nhiệt điện tại các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Và các ưu đãi khác theo quy định
Điều kiện đầu tư dự án nhiệt điện
Đầu tư phát triển dự án nhiệt điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.
Chủ đầu tư dự án nhiệt điện có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện xây dựng mới phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
Thủ tục đầu tư dự án nhiệt điện
Xin quyết định chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện
Hồ sơ xin Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư dự án nhiệt điện, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư dự án nhiệt điện;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án nhiệt điện gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư dự án nhiệt điện gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư nhiệt điện đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư nhiệt điện, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thời hạn giải quyết hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện
- Tối đa 65 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ;
- Tối đa 40 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhiệt điện tại Cơ quan đăng ký đầu tư (Điều 35 Nghị định 31/2021-NĐ-CP)
Sau khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự nhiệt điện cho Nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty thực hiện dự án nhiệt điện tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện bước 2 này để hoàn thành quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhiệt điện.
- Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh/thành phố). Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp (theo mẫu);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người đại diện (Nếu là cá nhân: Bản sao hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân; đối với tổ chức: quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương và và hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Trong thời hạn 03 – 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối phải bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dịch vụ tư vấn đầu tư dự án nhiệt điện của Siglaw
Ưu đãi của công ty luật Siglaw dành cho quý khách hàng thuê dịch vụ tư vấn đầu tư dự án nhiệt điện:
- Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư dự án nhiệt điện trong nước & quốc tế.
- Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật
- Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư FDI lĩnh vực năng nượng nói chung và nhiệt điện nói riêng.
- … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw